Mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối
Sáng 28/10, ông Trương Hữu Lan, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa cho biết, tỉnh Khánh Hòa đã triển khai chính sách hỗ trợ cho bà con diêm dân bằng cách, thông qua đề án hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ngân hàng cho Cty CP muối Khánh Hòa và Cty CP muối Cam Ranh để thu mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối đang tồn kho của diêm dân và các hợp tác xã diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, 2 Cty này phải thu mua hết sản lượng muối đang tồn của khu vực diêm dân và hợp tác xã diêm nghiệp, đồng thời thanh toán tiền trực tiếp cho diêm dân với giá mua theo cơ chế thị trường.
Theo ông Lan, đến nay các Cty này đã thu mua được gần 5.000 tấn muối tồn kho với mức giá khoảng 650 ngàn/tấn.
Với mức giá này diêm dân sẽ có lãi từ 50-100 ngàn/tấn đối với muối hạt kết tinh trên bạt và muối hạt kết tinh trên nền đất.
Được biết, năm nay tổng sản lượng muối toàn tỉnh Khánh Hòa đạt khoảng 110 nghìn tấn, tăng 167% so với năm ngoái.
Tuy nhiên, do giá muối thị trường xuống thấp, chỉ từ 400-500 ngàn/tấn (dưới giá thành sản xuất) đã gây khó khăn đối với đời sống bà con diêm dân nơi đây.
Mặc dù giá thấp, nhưng nhiều người dân vẫn phải bán để có tiền tái sản xuất cho vụ muối sau.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin từ các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sau một thời gian dài thịt heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33 – 34 ngàn đồng/kg, khoảng 10 ngày trở lại đây, giá heo trên địa bàn tỉnh đã tăng trở lại, lên mức từ 37 – 40 ngàn đồng/kg, tăng từ 3 – 5 ngàn đồng/kg.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện toàn huyện có khoảng 700 ngàn con gà, giảm gần 500 ngàn con so với cùng kỳ năm ngoái. Số gà này được nuôi chủ yếu theo hình thức trang trại gia công cho các công ty.
Trà Vinh hiện có khoảng 63 ha trồng thanh long ruột đỏ, riêng xã Đức Mỹ, huyện Càng Long có 25 ha. Đây là loại trái cây đang được người tiêu dùng ưa chuộng và đã được Hợp tác xã thanh long ruột đỏ xã Đức Mỹ xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Nhiều năm qua, người dân thuộc ấp An Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) chọn cây ấu làm cây trồng cải thiện thu nhập vào mùa nước nổi.
Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Đài Loan (Trung Quốc), Trạm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp huyện Hoa Liên đã phát triển thành công gạo có màu sắc khác so với gạo thông thường hiện nay, vốn chủ yếu có màu trắng.