Xuất Khẩu Trái Cây Năm Nay Sẽ Thuận Lợi

Xuất khẩu rau quả trong hai tháng đầu năm nay đạt 136 triệu đô la Mỹ, tăng hơn 22% so với cùng kỳ và Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) hy vọng mặt hàng rau quả có thể đem về khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ trong năm nay.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit cho biết, 5 thị trường nhập khẩu rau, quả nhiều nhất trong hai tháng qua là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan và Malaysia.
Cuối năm 2013, Việt Nam và Đài Loan cũng đã hoàn tất những tục cuối cùng để Việt Nam có thể xuất khẩu thanh long vào thị trường này với số lượng lớn. Dự kiến trong quí 1-2014 Việt Nam sẽ bắt đầu xuất khẩu trái cây sang New Zealand, và đưa xoài sang Hàn Quốc.
Các loại nhãn và vải cũng chuẩn bị bán vào thị trường Mỹ. Việt Nam và Mỹ đang thảo luận những thủ tục về điều kiện để mặt hàng xoài và vú sữa đi vào thị trường này. Bốn loại trái cây này đáng ra phải được xuất khẩu từ cuối năm 2011, nhưng do những khó khăn về quy định nên đến cuối năm 2013 mới hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu...
Các mặt hàng rau vào thị trường châu Âu đã được xuất khẩu trở lại bình thường.
Vinafruit cho biết năm 2013 đã bán vào Mỹ được 1.300 tấn thanh long, 300 tấn chôm chôm, Nhật hơn 1.000 tấn thanh long, Hàn Quốc cũng đã nhập 300 tấn thanh long của Việt Nam.
Tại các thị trường châu Âu, theo Vinafruit, ngoại trừ mặt hàng thanh long có số lượng xuất khẩu lớn, còn các mặt hàng khác như bưởi, xoài, chôm chôm… hay các loại rau khác của Việt Nam có khối lượng khá khiêm tốn.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt mức 1,04 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 200 triệu đô la Mỹ so với kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Dak Lak, các thương lái đang tập trung thu mua sắn tươi với giá 1.600 đồng/kg và giá sắn lát phơi khô hiện ở mức 4.000 đồng/kg, tăng từ 500 - 700 đồng/kg so với cùng kỳ niên vụ trước. Đây là mức giá cao kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Ở xã Tân Quý Tây huyện Bình Chánh, TPHCM, bằng những mảnh vườn rau cung cấp cho hợp tác xã, nông dân giờ đây đã có của ăn của để, thoát nghèo.

Theo quy hoạch đến năm 2020, huyện Kim Bôi sẽ có 677 ha cam, tập trung chủ yếu trên địa bàn 4 xã Tú Sơn, Nam Thượng, Sào Báy và Mỵ Hòa. Ảnh: chăm sóc diện tích cam được quy hoạch trồng mới trên địa bàn xã Nam Thượng (Kim Bôi).

Chi cục Thủy sản đã vận động, khuyến khích các cơ sở sản xuất giống đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cải tạo vùng nuôi, nạo vét các hệ thống kênh tưới, kênh tiêu, tiến hành kiểm dịch 100% cá bố mẹ, tăng cường truyền những biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản… nhằm đảm bảo chất lượng đàn cá bố mẹ, từ đó, chủ động nguồn cá going.

Hiện tại, toàn huyện Yên Bình (Yên Bái) có khoảng 10 hộ nuôi cá theo hình thức quây lưới tại các eo ngách với diện tích 26,5ha, rải rác ở các xã: Thịnh Hưng, Vũ Linh, Yên Thành và thị trấn Yên Bình.