Mưa Lớn Liên Tiếp Gây Thiệt Hại Trên 500 Ha Tôm Nuôi

Những cơn mưa lớn trong suốt tuần qua đã làm các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột làm 518ha tôm nuôi ở Sóc Trăng bị thiệt hại với các biểu hiện phát bệnh gan tụy, đốm trắng và một số không rõ nguyên nhân. Tôm thiệt hại chủ yếu giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi đối với tôm sú và 20 - 30 ngày tuổi đối với tôm thẻ chân trắng.
Như vậy, từ đầu vụ đến nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã có 4.335ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 22% diện tích thả nuôi; trong đó, thiệt hại hoàn toàn là 3.730ha, chiếm 19% diện tích thả nuôi và 605ha thiệt hại nhưng có thu hoạch với sản lượng gần 259 tấn. Số diện tích còn lại hiện tôm đang phát triển khá tốt, một số diện tích đang chuẩn bị cho thu hoạch.
Từ đầu tháng 6 đến nay, tiến độ thả nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng tuy được cải thiện, nhưng nhìn chung vẫn còn chậm so với cùng kỳ. Tính đến ngày 14-6, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 20.000ha, đạt 43,5% kế hoạch và bằng 73,1% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính là do người nuôi tôm thiếu vốn và những lo ngại tình hình dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.

Việc tham gia TPP (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương) sẽ buộc Việt Nam phải mở cửa ngành mía đường, gỡ bỏ các hạn ngạch nhập khẩu... Ngành này được dự báo sẽ gặp tình cảnh “đắng nhiều hơn ngọt” do chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và thế giới…