Mô Hình Trồng Khoai Tây Solara Đạt Năng Suất 120 Tạ/ha

Vụ đông năm 2014, thị xã Bắc Kạn đã trồng thử nghiệm 10ha giống khoai tây Solara tại xã Huyền Tụng. Qua 3 tháng trồng, chăm sóc, mô hình trồng khoai tây đã cho thu hoạch, năng suất ước đạt 120 tạ/ha.
Mô hình được triển khai tại các thôn: Bản Cạu, Chí Lèn, Tổng Nẻng và Bản Vẻn Ngoài với 68 hộ dân tham gia. Tham gia mô hình người dân được hỗ trợ 100% về giống, 50% vật tư, được hướng dẫn kỹ thuật.
Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, giống khoai tây Solara phát triển nhanh, ra tia củ sớm, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như sương mù kèm theo mưa phùn, thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Về hiệu quả kinh tế, với năng suất 120 tạ/ha thì cứ 1ha sau khi trừ chi phí người trồng có thể thu lãi khoảng 34 triệu đồng/vụ.
Với thành công bước đầu mô hình sản xuất sử dụng giống khoai tây Solara đã mang lại hiệu quả kinh tế khá, tạo tiền đề cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Thông qua mô hình còn góp phần nâng cao trình độ canh tác của bà con khi tiếp nhận các loại giống mới trong sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khu vực ĐBSCL - trong đó có Bạc Liêu sẽ xảy ra tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt sản xuất.

Giống bắp mới DK 6919 có đặc tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, có thể trồng ở mật độ dày từ 72.000 - 74.000 cây/ha. Đặc biệt, cây có thời gian sinh trưởng ngắn, rất thích hợp để thâm canh, tăng vụ, nhất là những vùng thường xuyên thiếu nước như Mỹ Thạnh.

20 - 25 tấn rau sạch được cung ứng cho thị trường mỗi ngày là kết quả sản xuất của 29 hộ thuộc Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát. Hiện nay, Tổ sản xuất rau an toàn Láng Cát đang triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho mình.

Sau dịch hại chổi rồng trên cây nhãn tiêu da bò, nông dân huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lựa chọn nhiều loại cây ăn trái khác để chuyển đổi canh tác. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, với mức lợi nhuận trên 800 triệu đồng/ha, sầu riêng là loại cây trồng đang hấp dẫn nhà vườn.

Dù chỉ phát triển khoảng 10 năm trở lại đây nhưng mãng cầu Xiêm đã trở thành 1 trong 3 cây trồng chủ lực ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang). Cùng với phát triển nhanh về diện tích, cây mãng cầu Xiêm đang đối mặt với nhiều thách thức cần có giải pháp để phát triển bền vững.