Trồng Cây Mắc Ca Không Dễ
Không chỉ những hộ dân đang ấp ủ dự định trồng cây “tỷ đô” trên đất thiếu nước mà còn có đơn vị đang chuẩn bị xin lập dự án trồng hàng chục ha mắc ca ở vùng khu Lê.
Sức hút từ cây mắc ca
Trong hoàn cảnh nhiều sản phẩm cây trồng tại địa phương, từ mủ cao su, hạt điều đến cả trái thanh long đều không được giá trong năm thì câu chuyện về cây trồng được xếp vào loại cây “tỷ đô” là mắc ca trong thời gian qua đã thu hút sự chú ý của nông dân. Chưa hết, vốn đã quen với biến động giá cả, cũng đã từng chạy theo cây có giá cao mà chặt cây đang trồng có giá thấp nên những người có đất cũng bắt đầu tìm hiểu về cây mắc ca như một cơ hội để làm giàu nhanh, dù có nghe khuyến cáo loại cây trồng này thích hợp nhất ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.
Nhưng theo họ, đây mới là thích hợp nhất, bên cạnh sẽ còn vùng thích hợp khác, vả lại cây mắc ca phát triển tốt ở Úc mà khí hậu ở nước này có nét tương đồng với vùng Bình Thuận. Thêm nữa, trồng mắc ca còn được hưởng chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước, riêng về nhu cầu thị trường thế giới thì nguồn cung cấp chỉ mới đáp ứng 25%... Với người trồng, đầu ra thông thoáng, được giá cao là đã quyết định, trong khi hạt mắc ca có giá trị dinh dưỡng vượt trội mà thị trường thế giới đang hướng đến.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nhân hạt mắc ca có chứa nhiều đường bột, chất khoáng, vitamin, với hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn lạc, hạt điều. Đồng thời còn so sánh 2 thìa cà phê bột mắc ca có lượng canxi nhiều gấp 3 lần 1 cốc sữa đầy. Ngoài ra, hạt mắc ca còn có công dụng trong việc giảm cholesterol, chữa các bệnh về trầm cảm, bổ xương, khớp, giúp tăng cường trí nhớ… Vì vậy, nó được dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem…
Còn dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn. Tất cả đã tạo ra làn sóng quan tâm đến cây mắc ca, không chỉ những hộ dân đang ấp ủ dự định trồng cây mới trên đất thiếu nước mà còn có đơn vị đang chuẩn bị xin lập dự án trồng hàng chục ha mắc ca ở vùng khu Lê.
Vẫn cần công nghệ chế biến, xuất khẩu
Theo một số tài liệu, cây mắc ca sinh trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm, không chịu được điều kiện ngập úng. Nhiệt độ thích hợp cho cây mắc ca là từ 12oC đến 32oC, nhiệt độ tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 12oC đến 21oC, tốt nhất là 18oC.
Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn 12oC và cao hơn 21oC cây mắc ca đều khó hình thành chồi hoa. Đòi hỏi của nhiệt độ này phù hợp với Tây Nguyên hơn là Tây Bắc và miền Trung. Tại Việt Nam, hình thành chồi hoa diễn ra trong tháng 11 và nở hoa vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Nếu gặp nắng hạn, hoa sẽ bị rụng và để khắc phục, người ta phải tưới nước vào thời điểm này...
Nói chung, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Bình Thuận có thích hợp để cây mắc ca phát triển không thì chuyện trồng rồi mới biết. Nông dân vốn đam mê tìm tòi nghĩ thế. Mặt khác, còn vì thực tế, có những vùng trong tỉnh cũng trồng cao su, cà phê, ca cao, những cây trồng của đất Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều muốn nói ở đây là giá hạt mắc ca cũng biến động theo từng thời điểm trên thị trường và khi các tỉnh Tây Nguyên phủ xanh cây mắc ca thì giá sẽ giảm, không giống như giá của hiện tại, từ 500.000 - 700.000 đồng/ kg còn vỏ khô. Vì thế, dù là cây “tỷ đô”, mắc ca cũng cần phải xây dựng chiến lược cho chế biến và xuất khẩu để nâng cao giá trị xuất khẩu và nhất là giảm tỷ lệ xuất khẩu thô với giá rẻ.
Và đây cũng là điểm yếu của các cây trồng được xem là lợi thế ở tỉnh, vì thế, nếu ai muốn trồng cây mắc ca cần tính toán mọi điều thật thận trọng trước khi quyết định. Theo ông Phạm Hữu Thủ, Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nếu sắp tới có dự án đề nghị trồng cây mắc ca, phòng cũng tham mưu theo hướng phải chắc chắn về chế biến thì mới triển khai…
Có thể bạn quan tâm
Mỗi năm, khi mùa nước lũ về thì cũng là lúc người dân trồng gừng củ trên địa bàn huyện Long Mỹ lại bắt đầu vào vụ thu hoạch gừng non. Trái hẳn với không khí ảm đạm của vụ gừng năm trước, hiện nay, nông dân thu hoạch gừng trong niềm vui được mùa, trúng giá, đầu ra rất thuận lợi.
Cây kiệu được sử dụng củ và lá để làm các món ăn. Nhiều nơi nông dân trồng kiệu luân canh lúa cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 - 7 lần trồng lúa. Đặc biệt kiệu trồng vào tháng 9 – 11, thu hoạch vào tháng 1 – 2 bán vào dịp Tết Nguyên đán rất được giá, năng suất lại cao.
Ngày 9.10, tại Hà Nội, T.Ư Hội NDVN tổ chức lễ trao giải Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” toàn quốc lấn thứ V (2013-2014). Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cùng dự lễ trao giải.
Nam ưu 209 là giống lúa lai 3 dòng do Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) lai tạo. Ngoài việc nổi bật về chất lượng gạo: Hạt dài > 7 mm, cơm dẻo mềm, vị đậm, mùi thơm nhẹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nam ưu 209 còn có khả năng kháng rất tốt bệnh đạo ôn ở vụ xuân, bệnh bạc lá ở vụ mùa.
Đây là lớp tập huấn nằm trong chương trình dự án nông nghiệp cận đô thị gắn với trồng cây bí xanh an toàn tại Văn Lang, huyện Hạ Hòa với quy mô của dự án 25ha, với 380 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện trên 2 tỷ đồng. Trong đó tỉnh và huyện hỗ trợ bà con nông dân về giống, chi phí triển khai tập huấn, vật tư, kiểm tra quản lý xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.