Mua Bán Rơm Rạ Mục Sôi Động

Mỗi ngày, hàng chục ghe tàu chở rơm rạ mục từ huyện Lai Vung về thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) để chào bán cho các nhà vườn trồng hoa kiểng, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định.
Trong các tỉnh ĐBSCL, TP. Sa Đéc thường được gọi là xứ sở của các loài hoa với đầy đủ các chủng loại hoa kiểng đua nhau khoe sắc và đáp ứng thị trường mỗi ngày.
Vì thế, nhu cầu sử dụng rơm rạ mục rất lớn. Ông Nguyễn Chí Thiện, ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Hòa (Lai Vung, Đồng Tháp) làm nghề mua bán rơm rạ mục đã nhiều năm nói: “Nghề mua bán này diễn ra quanh năm tại Sa Đéc, nhưng nhiều nhất là từ tháng 9 – tháng 12 (âm lịch).
Vì phụ phẩm này chủ yếu phục vụ cho các nhà vườn trồng hoa kiểng. Vào các tháng đó tàu ghe đậu khắp dòng sông. Ghe này của tôi có trọng tải 20 tấn nên chở được khoảng 350 bao phân rơm mục, bán với giá 45.000 đ/bao, với mỗi chuyến đi từ 2 – 5 ngày, trừ chi phí lãi trên 1 triệu đồng/chuyến”.
Có thể bạn quan tâm

Sau cơn bão số 3 (năm 2010), xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) có 200 ha cao su phải trồng lại.

Tỉnh Trà Vinh sẽ phát triển đàn bò lai hướng thịt. Theo đó đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình lai tạo và nuôi dưỡng bò lai hướng thịt tại huyện Trà Cú" với kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng vừa được phê duyệt.

Trong nhiều năm trở lại đây, do nguồn nước bị ô nhiễm làm cho tôm bị thiệt hại nặng, nên nhiều nông dân tại khu vực chợ Bến, An Thạnh (xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã chuyển sang nuôi cá mú.

Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.