Cơn sốt cà chua đen ở Đà Lạt

Từ nửa đầu năm 2014, giống cà chua đen bắt đầu du nhập về Đà Lạt - Lâm Đồng. Một số người mạnh dạn trồng thử nghiệm nhưng với quy mô rất nhỏ, thậm chí thất bại vì không nắm rõ quy trình chăm sóc.
Trong số ít ỏi người được cho là thành công với cây cà chua đen là chị Phạm Thị Thanh Thủy ở thôn K'Long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Hiện tại vườn cà chua đen của chị cho thu hoạch mỗi ngày 150kg nhưng không đủ cung cấp cho thị trường.
Chị Thủy cho biết, giữa năm 2014, chị trồng thử nghiệm 200 cây cà chua đen, hạt giống mua lúc đó là 7.000 đồng một hạt. Hạt sau khi mua về được ươm trên giá thể sơ dừa trong từng túi nhỏ. Khi chiều cao của cây cà chua đen được khoảng 10cm thì cắt thân ghép vào gốc của giống cà chua đỏ, tỷ lệ cây sống khá cao. Cũng như cà chua đỏ, cà chua đen trồng sau 3 tháng thì bắt đầu cho quả và có thể thu kéo dài 3- 4 tháng, sản lượng trung bình 5-7kg mỗi gốc.
Theo chị Thủy, để thành công với cà chua đen nên canh tác trong nhà kính, nhưng chi phí đầu tư lớn, trung bình từ 150 đến 200 triệu đồng cho 1.000m2, chưa kể trang bị hệ thống tưới và một lượng phân chuồng khá lớn, cộng với giá hạt giống cao.
"Khi tôi quyết định trồng cà chua đen, ban đầu cũng thấy mạo hiểm vì đây là giống quá mới, sản phẩm lạ không biết liệu người tiêu dùng có đón nhận. Nhưng khi tôi chụp hình cà chua đen đưa lên Facebook để giới thiệu, không ngờ chỉ sau một ngày đã có người tìm tới mua với số lượng lớn không thể đáp ứng", chị Thủy cho biết.
Từ thành công bước đầu, chị Thủy đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng cà chua đen lên 1.000m2.
Theo chị Phạm Thị Thanh Thủy, 1.000m2 đất có thể trồng 3.000 gốc cà chua đen, mỗi gốc cho sản lượng từ 5 đến 7kg. Với giá bán tại vườn hiện là 50.000 đồng một kg, tính ra doanh thu một sào cà chua đen của chị trên 700 triệu đồng một năm. Trừ đi chi phí chị còn lãi 400 triệu đồng. Ngoài cà chua đen, hiện nay vườn chị Thủy còn có giống cà chua vàng với sản lượng mỗi gốc có thể cho 10kg trái liên tục trong 4 tháng.
Vì số lượng hạn chế, giá cà chua đen trên thị trường hiện khá cao, thậm chí rất khó mua. Do đó, nhiều lúc giá của sản phẩm mới lạ này khi đến tay người tiêu dùng lên tới 150.000 - 200.000 đồng một kg.
Theo ông Hữu Hùng, người đã trồng thử nghiệm cà chua đen ở Đà Lạt thì trồng loại cây này không dễ do hay bị nấm bệnh. Tuy nhiên, ông cho rằng có thể yếu tố thời tiết của vùng Đức Trọng, Đơn Dương thích hợp với cây cà chua hơn Đà Lạt, đồng thời đây cũng là 2 vùng chuyên canh cà chua nên các nhà vườn có kinh nghiệm hơn trong canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).