Mưa Ẩm Kéo Dài, Hành Tây Đà Lạt Lại Bỏ Ra Đường
Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.
Các thương lái và nhà vườn tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết hàng ngàn tấn hành tây tích trữ hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài, mặc dù giá hành tây đang xuống thấp chỉ còn 4.500 đồng/kg. Trước đó hai tháng, hành tây có giá 5.500-6.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận sáng 31-5, tại khu vực P.7, nơi trồng hành tây lớn nhất TP Đà Lạt, cả chục tấn hành tây hư, thối, mọc rễ xanh... bị người dân và thương lái đổ bỏ chất thành từng đống, bốc mùi hôi thối nằm rải rác dọc hai bên vệ đường.
Bà Trần Đan Vy, chủ vựa mua hành tây trên đường Thánh Mẫu (P.7, TP Đà Lạt), cho biết hiện tại vựa của bà trữ hơn 100 tấn hành tây mua lại từ người dân P.7, TP Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, tới thời điểm này vựa chỉ tiêu thụ được mỗi ngày vài trăm ký, còn lại cả trăm tấn hành tây phải bảo quản tại kho do chưa tìm được thị trường tiêu thụ.
Theo một số thương lái, do xuất bán hàng chậm, hành tây còn tồn đọng nhiều nên hầu hết thương lái không mua thêm hành tây từ các hộ dân.
Tại hộ ông Trần Văn Duy (ngụ trên đường Đa Kia, P.7, TP Đà Lạt), hiện 4 sào hành tây gia đình ông thu hoạch vẫn chưa thể xuất bán cho các thương lái quanh vùng.
Thiệt hại do thời tiết bất lợi, điều kiện bảo quản hành không đảm bảo khiến ông phải đổ bỏ vài chục ký hành tây hư mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi nhiều nông dân ở Cà Mau đang vỡ nợ vì nuôi tôm công nghiệp, phải cầm cố ruộng đất hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa thì không ít người vẫn thành công từ con tôm nhờ áp dụng mô hình nuôi lót bạt trên ao nhỏ.
Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.
Nhờ được đào tạo nghề bài bản, nhiều hộ nông dân (ND) vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã có thu nhập cao từ mô hình vườn - ao - chuồng.
1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.
Nông nghiệp đang nổi lên là ngành rất "hot" trong năm qua và cả những năm sắp tới. Ngành nông nghiệp không bi quan với những nhà tiên phong sản xuất theo chuỗi.