Mưa Ẩm Kéo Dài, Hành Tây Đà Lạt Lại Bỏ Ra Đường
Hàng ngàn tấn hành tây tích trữ tại Đà Lạt hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài.
Các thương lái và nhà vườn tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết hàng ngàn tấn hành tây tích trữ hiện tại không tìm được nơi tiêu thụ, có nguy cơ phải đổ bỏ số lượng lớn do thời tiết mưa ẩm kéo dài, mặc dù giá hành tây đang xuống thấp chỉ còn 4.500 đồng/kg. Trước đó hai tháng, hành tây có giá 5.500-6.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận sáng 31-5, tại khu vực P.7, nơi trồng hành tây lớn nhất TP Đà Lạt, cả chục tấn hành tây hư, thối, mọc rễ xanh... bị người dân và thương lái đổ bỏ chất thành từng đống, bốc mùi hôi thối nằm rải rác dọc hai bên vệ đường.
Bà Trần Đan Vy, chủ vựa mua hành tây trên đường Thánh Mẫu (P.7, TP Đà Lạt), cho biết hiện tại vựa của bà trữ hơn 100 tấn hành tây mua lại từ người dân P.7, TP Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, tới thời điểm này vựa chỉ tiêu thụ được mỗi ngày vài trăm ký, còn lại cả trăm tấn hành tây phải bảo quản tại kho do chưa tìm được thị trường tiêu thụ.
Theo một số thương lái, do xuất bán hàng chậm, hành tây còn tồn đọng nhiều nên hầu hết thương lái không mua thêm hành tây từ các hộ dân.
Tại hộ ông Trần Văn Duy (ngụ trên đường Đa Kia, P.7, TP Đà Lạt), hiện 4 sào hành tây gia đình ông thu hoạch vẫn chưa thể xuất bán cho các thương lái quanh vùng.
Thiệt hại do thời tiết bất lợi, điều kiện bảo quản hành không đảm bảo khiến ông phải đổ bỏ vài chục ký hành tây hư mỗi ngày.
Related news
Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học Lan Anh sẽ tăng cường mời các nhà khoa học về nói chuyện chuyên đề về ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả kinh tế.
Chị Nguyệt cho biết: “Trước khi bắt tay trồng hoa, tôi phải sang tận Đồng Tháp để xem mô hình, học kinh nghiệm do người bác ruột truyền lại”. Sau khi đã tích lũy được kiến thức kha khá, chị bắt tay vào cải tạo đất, lên liếp cho 1 công đất duy nhất của gia đình.
Thông tin từ Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (NTM) tỉnh, tới nay với những kết quả đã đạt được sau hơn 3 năm (2010 - 2014) triển khai, Lâm Đồng đang là tỉnh dẫn đầu khu vực Tây Nguyên về thực hiện chương trình này.
Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.
Sử dụng trấu, mùn cưa trộn lẫn với chế phẩm sinh học Balasa làm đệm lót để nuôi heo không chỉ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được ngày công khi không phải vệ sinh chuồng trại. Mô hình này mở ra hướng đi mới cho những người muốn duy trì, phát triển chăn nuôi tại các khu dân cư.