Một Xã Thu Trên 28 Tỷ Đồng Từ Cây Ớt Ở Quảng Ngãi
Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.
Ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX NN Bình Dương (huyện Bình Sơn) cho biết, Bình Dương là xã có diện tích trồng ớt nhiều nhất huyện Bình Sơn và cả tỉnh Quảng Ngãi. Trong vụ Đông Xuân 2012-2013 toàn xã trồng 58,8 ha ớt chỉ thiên. Năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng ớt toàn xã khoảng 1.176 tấn, tổng thu khoảng 28,224 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người dân trồng ớt trên 200 triệu đồng/ha.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng ớt trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ngày càng được mở rộng do hiệu quả từ trồng ớt mang lại cao hơn nhiều so với các cây trồng khác. Đầu ra của sản phẩm lại khá ổn định, giá cả ngày càng tăng. Vì vậy, cây ớt ngày càng được người dân xã Bình Dương đầu tư thâm canh.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, huyện Cái Nước (Cà Mau) có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.
Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống cây, con mới vào sản xuất để giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) tỉnh đã thực hiện thí điểm nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao để chuyển giao cho nông dân.
Là vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Hòa An đã có nhiều chuyển biến tích cực. Diện tích sản xuất nông nghiệp hàng hóa hằng năm đều tăng về sản lượng và giá trị sản xuất.
Xã Lương Thô là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Thông Nông, kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng trong xã, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật (KHKT) còn nhiều hạn chế.