Một Xã Thu Trên 28 Tỷ Đồng Từ Cây Ớt Ở Quảng Ngãi
Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.
Ông Võ Tấn Đại - Chủ nhiệm HTX NN Bình Dương (huyện Bình Sơn) cho biết, Bình Dương là xã có diện tích trồng ớt nhiều nhất huyện Bình Sơn và cả tỉnh Quảng Ngãi. Trong vụ Đông Xuân 2012-2013 toàn xã trồng 58,8 ha ớt chỉ thiên. Năng suất bình quân 20 tấn/ha, sản lượng ớt toàn xã khoảng 1.176 tấn, tổng thu khoảng 28,224 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người dân trồng ớt trên 200 triệu đồng/ha.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng ớt trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ngày càng được mở rộng do hiệu quả từ trồng ớt mang lại cao hơn nhiều so với các cây trồng khác. Đầu ra của sản phẩm lại khá ổn định, giá cả ngày càng tăng. Vì vậy, cây ớt ngày càng được người dân xã Bình Dương đầu tư thâm canh.
Related news
Trồng cỏ voi, cỏ sả để nuôi bò, nhất là bò lai, cho thu nhập khá. Mấy năm gần đây, trồng cỏ nuôi bò đã trở thành phong trào rộng khắp của bà con nông dân huyện Phù Mỹ (Bình Định).
Thời gian qua, tình trạng bơm nước vào heo hơi trước khi giết mổ làm tăng ký, ăn gian người tiêu dùng diễn ra ngày càng tăng, với nhiều thủ đoạn phức tạp và có hành vi chống đối ngành chức năng. Đây không chỉ là hành vi gian lận thương mại mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25 - 30kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.
Nếu mô hình thử nghiệm thành công, thị trấn Phố Ràng (Bảo Yên - Lào Cai) sẽ khuyến khích các hộ nuôi cá áp dụng mô hình này thay cho lồng bè trước đây.
Khởi phát hơn chục năm, nghề nuôi cá lóc giống tại xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) đã mang lại thu nhập khá cho nhiều nông dân ít đất canh tác. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, mô hình kinh tế này đang đối diện với nhiều khó khăn cần tháo gỡ.