Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp

Một Tay Làm Nên Cơ Nghiệp
Ngày đăng: 07/08/2013

Bị mất một bàn tay trong chiến tranh nhưng hiện ông Nguyễn Văn Thuận (trại Cầu Cả, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vẫn có thu nhập 100 triệu đồng/năm từ làm VAC.

Ông Thuận chia sẻ: “Chỉ còn một tay, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng theo lời Bác Hồ dạy “tàn nhưng không phế”, tôi đã cố gắng khắc phục khiếm khuyết của bản thân để vượt qua mọi trở ngại”.

Năm 1979, thực hiện chủ trương khai hoang phục hóa đồng ruộng của xã, ông Thuận cùng vợ con ra trại Cầu Cả khai hoang được 5.000m2 đất để trồng lúa. Sau vài vụ trồng lúa không có lãi, ông chuyển sang trồng cây ăn quả rồi trồng hoa, loay hoay mãi vẫn chưa giải được bài toán thoát nghèo. Qua tìm hiểu, ông thấy đồng chiêm trũng của xã phù hợp với nuôi cá. Năm 1990, ông quyết định chuyển đổi toàn bộ 5.000m2 đất của gia đình và thầu thêm 4.000m2 đất của xã để đào ao, mua cá trắm, chép, trôi, mè về thả.

Thấy nuôi cá thương phẩm hiệu quả không cao, ông chuyển sang nuôi cá giống cung cấp cho các hộ nuôi cá trong xã và các xã lân cận. Với giá bán cá trôi 20.000 đồng/kg; cá trắm, chép 50.000 đồng/kg, mỗi năm ông thu về 50-70 triệu đồng.

Trên bờ ao, ông làm chuồng nuôi vịt. “Năm đầu (2003), cả đàn vịt mấy trăm con của gia đình gặp dịch cúm gia cầm chết gần hết, tôi mất gần 50 triệu đồng” - ông Thuận kể. Không lùi bước, ông mua tài liệu về đọc, tìm các hộ nuôi vịt lâu năm học hỏi kinh nghiệm. Hiện, đàn vịt 1.000 con, trong đó có 100 con vịt đẻ trứng, mỗi ngày cho ông 200.000 đồng. “Do tuân thủ chặt chẽ quy định về tiêm phòng, cho đàn gia cầm uống thuốc đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tôi đã thành công trong chăn nuôi” - ông Thuận chia sẻ.

Cùng với vịt, cá, ông còn trồng cây ăn quả như nhãn, xoài, đào... mỗi năm cũng đưa về cho ông khoản thu đáng kể. Trang trại của ông tạo việc làm thời vụ cho 10 lao động tại địa phương với thu nhập 100.000-120.000 đồng/ngày.

Bà con ND muốn học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi liên hệ với ông Thuận qua số điện thoại: 0974385055.


Có thể bạn quan tâm

 Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.

14/09/2015
Diễn biến châu chấu tre và các biện pháp ứng phó Diễn biến châu chấu tre và các biện pháp ứng phó

Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…

14/09/2015
Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa

Trước tình hình thời tiết bất lợi, sâu hại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh trên diện tích lúa Thu Đông, nhất là ở thời điểm nhiều trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng toàn vụ.

14/09/2015
Dự án chăn nuôi trâu sinh sản mở hướng cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương Dự án chăn nuôi trâu sinh sản mở hướng cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương

Chăn nuôi trâu là nghề truyền thống mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

14/09/2015
Tập huấn ToT Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học Tập huấn ToT Bồi dưỡng phương pháp khuyến nông và chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học

Trong thời gian qua, công tác khuyến nông đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp.

14/09/2015