Bạc Liêu Đầu Tư Hạ Thế Lưới Điện 3 Pha Người Nuôi Tôm Phấn Khởi

Việc đầu tư lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất, nhất là trong nuôi trồng thủy sản, sẽ giúp người nuôi tôm trong tỉnh Bạc Liêu giảm bớt chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Qua đó, góp phần thúc đẩy mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng phát triển.
Trước đây, phần lớn những hộ nuôi tôm công nghiệp đều phải đưa điện sinh hoạt vào sản xuất. Do đó, điện áp không ổn định, thường xuyên xảy xa tình trạng cúp điện cục bộ, nhất là vào thời điểm vụ nuôi chính. Bên cạnh đó, tiền điện phải đóng rất cao, có hộ phải đóng đến 40 triệu đồng/tháng.
Trước nhu cầu trên, tỉnh đã tiến hành khảo sát ở những địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn như: TP. Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, Đông Hải… để đầu tư nâng cấp, hạ thế lưới điện 3 pha phục vụ sản xuất. Đồng thời cho những hộ nuôi tôm công nghiệp với diện tích lớn được đăng ký áp giá điện. Từ khi dự án đầu tư lưới điện 3 pha được triển khai, người nuôi tôm trong vùng quy hoạch rất phấn khởi.
Anh Nguyễn Văn Tự (ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) bày tỏ: “Từ khi có điện 3 pha phục vụ sản xuất, điện áp rất ổn định, không còn cảnh mất điện cục bộ như trước. Nhờ vậy mà tôm nuôi cũng phát triển nhanh hơn. Còn về tiền điện, trước đây gia đình tôi đóng gần 20 triệu đồng/tháng, nhưng nay chỉ đóng từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Từ đó, tôi có thêm một khoản chi phí để mua trang thiết bị phục vụ việc nuôi tôm”.
Để giúp người nuôi tôm trong tỉnh giảm bớt chi phí tiền điện cũng như hạn chế việc sử dụng điện sinh hoạt đưa vào sản xuất, thời gian tới, ngành chức năng cần tiếp tục đầu tư thêm nhiều tuyến hạ thế lưới điện 3 pha. Bởi, vẫn còn nhiều nơi, người dân đang mong chờ được sử dụng điện 3 pha để sản xuất, kinh doanh.
Nguồn bài viết: http://baobaclieu.vn/newsdetails/1D3FE1837F1/Dau_tu_ha_the_luoi_dien_3_pha_Nguoi_nuoi_tom_phan_khoi.aspx
Có thể bạn quan tâm

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Khi tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, tác nhân gây bệnh tôm vẫn chưa được xác định, thì ngay tại những vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng, vẫn có những mô hình nuôi tôm rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công này là những bài học kinh nghiệm quý báu, là chỗ dựa của người nuôi tôm thêm vững tin bước vào vụ nuôi 2013.

Giai đoạn 2009-2012, xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới - An Giang) chuyển đổi 177 héc-ta đất lúa sang trồng rau màu và lập vườn cây ăn trái, đưa chỉ số diện tích rau màu tăng gấp đôi và giá trị sử dụng vòng quay của đất lên 4,13 lần/năm, góp phần đảm bảo thu nhập bình quân đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.