Đắk Lắk Sử Dụng Nước Thải Biogas Tưới Tiêu Cho Vườn Hồ Tiêu
Năm năm qua, ngoài việc sử dụng khí biogas để làm nguồn thắp sáng, nấu ăn, ông Đoàn Văn Lập ở thôn 3, xã Xuân Phú (Huyện Ea kar, Đắk Lắk) đã tận dụng nước thải biogas để tưới tiêu cho vườn tiêu, không cần sử dụng phân bón nhưng tiêu vẫn phát triển tốt và cho năng suất cao.
Sử dụng nước thải từ hầm biogas để tươi cho vườn tươi, không những cung cấp nguồn dinh dưỡng cho tiêu mà còn giúp gia định ông Lập tiết kiệm được khoản chi phí.
Với quy mô chuồng nuôi là 20 con heo thịt, hầm biogas có thể tích 15m3, với 02 bể lắng nước thải, ông có thể sử dụng tưới luân phiên cho 1 ha tiêu.
Theo nhận định của ông Lập, khi sử dụng nước thải biogas để tưới cho vườn tiêu, chỉ số phát triển cành lá của vườn tiêu tốt hơn: lá xanh, bền, dày hơn, tình hình sâu bệnh giảm hơn hẳn, tỷ lệ rụng quả ít, năng suất ước tính tăng hơn 15% so với những năm trước đây. Theo cảm quan chúng tôi nhận thấy, gié quả nhiều, hột to, chắc, màu sắc quả tươi sáng.
Ông Lập cho biết, mới đầu các hộ dân trong vùng nghe đến việc sử dụng nước thải biogas để tưới cho vườn tiêu thì rất e ngại, cho rằng vườn tiêu sẽ bị chết, sau khi ông Lập mạnh dạn đi đầu trong việc thử nghiệm sử dụng nước thải biogas để tưới cho vườn hồ tiêu, thấy hiệu quả rõ rệt thể hiện ngay trên chính mảnh vườn của ông, các hộ dân trong vùng đã bắt đầu áp dụng thành công và cho đến nay mô hình đã được phổ biến nhân rộng tại một số hộ trên địa bàn.
Khi áp dụng mô hình này, gia đình ông và các hộ dân trong vùng tiết kiệm được chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Theo nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Chăn nuôi và Đại học nông nghiệp I, việc sử dụng sử dụng hầm biogas để làm chất đốt, còn có lượng nước xả chứa 93% nước, 7% chất khô trong đó 4,5% là hợp chất hữu cơ và 2,5% là các chất vô cơ.
Thành phần chính của nước xả bao gồm những chất hữu cơ ở thể rắn, các chất dinh dưỡng dễ hòa tan (có đặc tính phân bón và cải tạo đất), các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn...), những tế bào mới hình thành trong quá trình phân giải. Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K trong nước xả: có từ 0,37-0,80 g/l N; 0,099-0,31 g/l P2O5; 0,32- 0,56 g/l K2O.
Cũng theo tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo khí sinh học Trung Quốc, trong 1m3 nước xả có khoảng 0,16-1,05 kg N tương đương với 0,35-2,3 kg đạm urê. So với phân chuồng thì nước xả có hàm lượng đạm tương đương. Như vậy, khi rửa chuồng có một lượng nước thừa ra đến hầm thứ hai (lắng) và tràn ra ngoài; nước này đã được lắng, còn rất ít mùi hôi, thậm chí không còn hôi thối.
Như vậy việc sử dụng nước thải từ hầm khí sinh học (biogas) là một dạng phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng vừa cho tăng năng suất, vừa giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, không những nâng cao chất lượng nông sản mà còn bảo vệ môi trường chung cho cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm
Cùng với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và cá ba sa, cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa mà còn để xuất khẩu.
Mấy năm trở lại đây, cá lóc trở thành vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) từng bước thoát nghèo. Tuy nhiên, trong khi người nuôi cá vui vì có thu nhập khá thì những hộ dân xung quanh lại phải “gánh” nỗi lo vì môi trường bị ô nhiễm.
"Nếu tôi là họ sẽ không tham gia dự án này vì chưa nhìn thấy hiệu quả. Thêm nữa, sẽ bấu víu vào đâu khi kịch bản xấu nhất xảy ra?"
Là địa phượng nằm trong vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc - Ninh Thuận) có 4 thôn với dân số gần 8.550 người, sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với đặc thù vùng cuối kênh Bắc thường thiếu nước sản xuất nên nhiều nông hộ đã đào ao tích nước phục vụ trồng trọt và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm.
Bảo hiểm nuôi tôm là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, ổn định cuộc sống người dân. Thế nhưng thời gian qua, tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện tốt nghĩa vụ chi trả bồi thường thiệt hại cho người nuôi tôm vẫn còn nhiều.