Một số lưu ý khi trồng rau trong mùa mưa
Để việc trồng rau trong mùa mưa đạt hiệu quả cao trong điều kiện thời tiết bất lợi, bà con cần lưu ý một số biện pháp như sau:
Thứ nhất là cần dọn đất thật tơi xốp, thoát nước tốt, không nên làm đất quá nhuyễn vì khi gặp mưa lớn đất dễ bị đóng ván. Đất cần lên líp cao khoảng 20cm, chiều rộng 1 - 1,2m là thích hợp.
Thứ hai là nên bón nhiều phân hữu cơ kết hợp với chế phẩm nấm Trichoderma nhằm cải tạo đất, diệt mầm bệnh hại. Đối với phân vô cơ, cần bón khoảng 12 - 15kg NPK 16-16-8 và 10 - 12kg urê mỗi công đất. Ngoài ra, để rau sau khi cắt giữ độ tươi lâu nên bón phân kali từ 5 - 7 kg/1 công.
Thứ ba là sau khi gieo hạt xong nên dùng rơm rạ đã xử lý bệnh đốm vằn rải lên líp để hạn chế tình trạng đóng ván khi gặp mưa nhiều và giữ ẩm độ đất kéo dài.
Thứ tư, cần chú ý phòng trừ các loại sâu dễ phát triển trong mùa mưa như bọ nhảy, sâu ăn tạp. Còn đối với bệnh hại cần tập trung chú ý theo dõi phòng trừ sớm bệnh héo cây con, bệnh thối nhũng.
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh sau một thời gian dài xuống ở mức thấp. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại chưa thể giúp người nuôi cá tra được hưởng lợi do người nuôi không có cá xuất bán vào thời điểm này. Trong khi đó, việc tái đầu tư nuôi cá của nhiều hộ dân vẫn khó khăn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.
Tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - ông Nguyễn Hùng Linh vừa cho biết, VFA đã thống nhất chọn giống Jasmine 85 để xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.
Với hơn 1ha trồng chè, mỗi năm gia đình anh Phan Đình Nhàn ở thôn Làng Chè, xã Sơn Kim 2, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh thu trên 140 triệu đồng.
Dù người trồng dưa ở nhiều địa phương bị thua lỗ, thì những nông dân (ND) trồng dưa lưới xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn thu lãi 100 – 150 triệu đồng/ha.
Ở vùng ĐBSCL,vừng (mè) thường trồng trong vụ xuân hè, hoặc hè thu thay cây lúa giúp cải tạo đất và cắt nguồn sâu bệnh duy trì trên lúa.