Một Số Biện Pháp Chống Nóng Cho Cá
Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao.
Những ngày qua, miền Bắc đón những đợt nắng nóng lên đến gần 40 độ C. Các đối tượng thủy sản nuôi là những động vật biến nhiệt, có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường nên bị ảnh hưởng, đặc biệt là các loài chịu nóng kém như cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, cá chim trắng, ếch... Do đó việc chống nóng cho cá là rất cần thiết.
Nâng mực nước ao nuôi từ 1,5 - 2 m nước, tích cực tạo ôxi cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm bơm ngược lại ao. Những nơi có điều kiện thay nước thì thay từ 15 - 20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa. Thả 1/3 diện tích bèo như bèo tây, bèo tấm… để tạo bóng mát cho cá và hấp thu kim loại nặng.
Sử dụng chế phẩm sinh học như Best Water, ZeoBacillus, Bio DW… giúp làm sạch đáy ao nuôi, ổn định môi trường, màu nước ao nuôi. Những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30 - 40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa. Trộn vitaminC 20 - 30 gr cho 25 kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nuôi khoảng 376.000 con heo, 25.500 con trâu bò và 31.000 con dê cừu. Để bảo vệ an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn tỉnh, Chi cục Thú y phối hợp các địa phương triển khai tiêm phòng bắt buộc vắc xin lở mồm long móng (LMLM) gia súc, dịch tả heo năm 2015 trên địa bàn tỉnh.
Cứ đến mùa, hàng ngàn hộ nuôi ong ở Đắk Lắk lại tất bật ngược xuôi khắp các tỉnh thành để mang ong đi đánh mật. Họ mải miết bay theo cánh ong, lấy trời đất, bốn bể là nhà, cuộc sống lênh đênh như những gã du mục.
Qua khảo sát thực tế cho thấy những năm gần đây, các gia đình, trang trại chăn nuôi đang có xu hướng sử dụng 100% thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Nhiều năm nay, Đồng Nai là nơi thu hút nhiều “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Không “cờ giong trống mở”, song các nhà đầu tư sẵn sàng rót hàng triệu USD để xây dựng mới và mở rộng chăn nuôi theo quy trình khép kín.
Ngoài việc tránh hạn thành công, việc chuyển sang trồng rau quả còn mang lại cho người nông dân thu nhập cao hơn trồng lúa. Trong khi nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên bị thiệt hại nặng bởi hạn hán, thì tại huyện Chư Quynh, tỉnh Đắc Lắc, nông dân đã tránh hạn thành công nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa sang trồng những loại hoa màu phù hợp.