Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả mô hình nuôi tôm chân trắng

Hiệu quả mô hình nuôi tôm chân trắng
Ngày đăng: 04/11/2015

Mô hình đã đem lại hiệu quả, tỷ lệ sống cao, thời gian nuôi ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh, lợi nhuận đạt được khá cao.

Khi tham gia mô hình, hộ nuôi được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ kinh phí theo định mức gồm: khoảng 60% chi phí mua giống và gần 30% chi phí thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh.

Trong quá trình nuôi, cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bênh cho tôm.

Trước khi thả giống, ông Huỳnh Văn Húi tiến hành cải tạo ao nuôi: Bơm cạn nước ao nuôi và ao lắng, sên vét bớt lớp bùn đáy ao, ở mương, tu sửa bờ ao, phơi mặt ao vừa ráo.

Bón vôi 700 - 1.000 kg/ha, diệt cá tạp bằng Saponine 15 - 20 g/m3.

Lấy nước vào ao lắng, chọn con nước tốt để lấy vào ao lắng qua túi lọc.

Khử trùng nguồn nước bằng TCCA, ổn định pH, độ kiềm, sau đó cấp vào ao nuôi, gây màu nước… Trước khi thả tôm 2 ngày, kiểm tra lại các yếu tố môi trường như pH, độ mặn, độ kiềm để thuần tôm thích hợp khi thả.

Cho tôm ăn: Giai đoạn 1 - 5 ngày, dùng thức ăn công nghiệp từ 2 - 2,4 kg/100.000 con tôm/ngày, chia làm 4 cữ cho ăn.

Giai đoạn 6 - 10 ngày, cho ăn 2,4 kg/ngày, mỗi ngày tăng 100g, cho ăn 4 lần/ngày (cữ 1: 7h30 sáng; cữ 2: 10h30 sáng; cữ 3: 13h30 chiều; cữ 4: 4h30 chiều).

Giai đoạn 11 - 30 ngày, cho ăn 3,2 kg/ngày, mỗi ngày tăng 200 - 300g, cho ăn 4 lần/ngày (cữ 1: 7h 30 sáng; cữ 2: 10h 30 sáng; cữ 3: 13h 30 chiều; cữ 4: 4h 30 chiều).

Từ ngày thứ 31 trở đi, cho tôm ăn theo trọng lượng của đàn tôm và bố trí thêm 2 sàn ăn để theo dõi quá trình ăn cũng như tăng trưởng của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh cho ăn thiếu hoặc thừa thức ăn.

Thức ăn cho vào sàn ăn từ 1 - 2g thức ăn/1 sàn ăn, sau 1 - 2 giờ cho ăn thì kiểm tra sàn ăn.

Kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, kiềm, oxy (hàng ngày), độ mặn, độ trong, NH3, H2S (hàng tuần) để có biện pháp xử lý kịp thời khi môi trường ao nuôi thay đổi.

Ngoài ra trong quá trình chăm sóc, quản lý định kỳ 7 ngày sử dụng các loại khoáng, vitamin, men vi sinh để giúp tôm lột xác tốt và giữ môi trường ổn định.

Sau hơn 2 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình 65 con/kg, thu hoạch sản lượng đạt 1,1 tấn, với giá bán 95.000 đồng/kg, ông Húi thu thêm lợi nhuận trên 60 triệu đồng.

Qua kết quả mô hình đã tìm ra một hướng đi mới cho nông dân ở vùng đất bị xâm nhập mặn nhiều năm liền không lặp lại được vụ lúa.

Ông Húi cho biết: Ông sẽ tiếp tục làm theo quy trình này và hướng dẫn cho bà con xung quanh để nhân rộng mô hình.


Có thể bạn quan tâm

Sản xuất gần 1.300 triệu con giống thủy sản Sản xuất gần 1.300 triệu con giống thủy sản

Nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng biển, năm 2015, toàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã sản xuất được gần 1.300 triệu con giống thủy sản các loại.

24/11/2015
Thủy sản nước ngọt đang ở đâu Thủy sản nước ngọt đang ở đâu

Sóc Trăng xác định, thủy sản (khai thác, nuôi trồng, dịch vụ) là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng quanh đi quẩn lại đến nay chỉ mới có con tôm nước lợ khẳng định được vị thế này, còn những đối tượng nuôi khác của tỉnh hầu như chưa thể phát triển được.

24/11/2015
Hỗ trợ nông dân 12 tấn hóa chất Clorin Hỗ trợ nông dân 12 tấn hóa chất Clorin

Theo Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện có trên 300 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau, qua việc lấy mẫu xét nghiệm có 150 ha tôm nuôi bị thiệt hại do nhiễm vi rút.

24/11/2015
Ngư dân nóng ruột chờ tàu theo Nghị định 67 Ngư dân nóng ruột chờ tàu theo Nghị định 67

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, vào vụ đánh bắt nhưng nhiều con tàu vẫn còn đang nằm chờ được phê duyệt vay vốn theo Nghị định 67 của Chính phủ.

24/11/2015
Chất lượng sữa kém do đâu Chất lượng sữa kém do đâu

Nếu như trước kia, con bò sữa trở thành nguồn thu nhập chính, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân huyện Củ Chi (TPHCM) thì thời gian gần đây, người chăn nuôi bò sữa lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

24/11/2015