Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.
Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bồ câu ra ràng ngày càng lớn, ông Trung đã đầu tư mở rộng chuồng trại, tuyển chọn và nhân rộng đàn chim bồ câu của mình lên 150 cặp chim sinh sản, giống lai to khỏe, sinh sản nhanh và đều, chim non ra ràng của ông đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường.
Việc xuất bán chim vài năm nay rất thuận lợi, hàng ngày đều có thương lái đến tận nhà mua. Không những vậy, trang trại chim bồ câu của ông là nơi cung cấp chim giống rất uy tín cho các hộ dân bắt đầu nuôi chim bồ câu trong và ngoài địa phương.
Ông Trung cho biết, đàn bồ câu của gia đình ông sinh sản rất đều, tháng nào cũng sinh sản trên 150 cặp chim non. Với giá bán thời điểm này là 60.000 đồng/cặp, một tháng ông thu về trên 9 triệu đồng. Trừ tiền mua thức ăn như lúa, thực phẩm và thuốc phòng trừ bệnh cho chim khoảng 1,5 triệu đồng, ông vẫn còn lãi ổn định trên 7,5 triệu đồng/tháng.
Để đàn chim phát triển tốt, không bị dịch bệnh, hàng ngày ông thường xuyên dọn vệ sinh, phun thuốc khử độc sát trùng định kỳ 1 lần/tháng và phòng bệnh kịp thời. Ngoài nuôi chim bồ câu, ông còn kết hợp nuôi khoảng gần 200 con gà lấy thịt/lứa, và nuôi 2 con bò sinh sản; tổng thu nhập hàng năm của gia đình trên 120 triệu đồng, là một trong những hộ nông dân làm kinh tế có hiệu quả ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả.

Hiện nay giá kén rất ổn định trên 140.000 đồng/kg, nghề trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập khá. Các hộ nuôi tằm ở Hoài Ân kiến nghị các cơ quan chuyên môn giúp bà con biện pháp bảo vệ tốt cây dâu để tiếp tục phát triển nghề nuôi tằm.

Sau gần 4 tháng triển khai mô hình trồng nấm sò ở huyện nghèo Mường Nhé bước đầu mang lại hiệu quả thêm hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây.

Hiện nay, Hội LHPN phường Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) có trên 1.200 hội viên, sinh hoạt ở 32 chi hội, trong đó một số hội viên kinh tế còn khó khăn, đời sống bấp bênh do không có thu nhập ổn định.

Hơn 6 năm thực hiện dự án phát triển cây cao su tại Điện Biên, đến nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên quản lý và chăm sóc gần 3.343ha phân bố tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Mường Ảng, Tuần Giáo và TP. Điện Biên Phủ. Công ty đã và đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng vườn cây theo phương châm “chậm và chắc”.