Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả

Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả
Publish date: Wednesday. October 8th, 2014

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bồ câu ra ràng ngày càng lớn, ông Trung đã đầu tư mở rộng chuồng trại, tuyển chọn và nhân rộng đàn chim bồ câu của mình lên 150 cặp chim sinh sản, giống lai to khỏe, sinh sản nhanh và đều, chim non ra ràng của ông đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Việc xuất bán chim vài năm nay rất thuận lợi, hàng ngày đều có thương lái đến tận nhà mua. Không những vậy, trang trại chim bồ câu của ông là nơi cung cấp chim giống rất uy tín cho các hộ dân bắt đầu nuôi chim bồ câu trong và ngoài địa phương.

Ông Trung cho biết, đàn bồ câu của gia đình ông sinh sản rất đều, tháng nào cũng sinh sản trên 150 cặp chim non. Với giá bán thời điểm này là 60.000 đồng/cặp, một tháng ông thu về trên 9 triệu đồng. Trừ tiền mua thức ăn như lúa, thực phẩm và thuốc phòng trừ bệnh cho chim khoảng 1,5 triệu đồng, ông vẫn còn lãi ổn định trên 7,5 triệu đồng/tháng.

Để đàn chim phát triển tốt, không bị dịch bệnh, hàng ngày ông thường xuyên dọn vệ sinh, phun thuốc khử độc sát trùng định kỳ 1 lần/tháng và phòng bệnh kịp thời. Ngoài nuôi chim bồ câu, ông còn kết hợp nuôi khoảng gần 200 con gà lấy thịt/lứa, và nuôi 2 con bò sinh sản; tổng thu nhập hàng năm của gia đình trên 120 triệu đồng, là một trong những hộ nông dân làm kinh tế có hiệu quả ở địa phương.


Related news

Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp Chuyển Đất Lúa Sang Trồng Bắp

Trong khi người trồng lúa đang như ngồi trên lửa vì giá lúa rớt thê thảm, thì người trồng bắp (ngô) ở ĐBSCL đang có lợi nhuận khá cao, ngay trên những mảnh đất trước đây từng là đất lúa.

Monday. June 10th, 2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang) Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú (An Giang)

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Monday. June 10th, 2013
Quy Hoạch Theo Lợi Thế Quy Hoạch Theo Lợi Thế

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

Monday. June 10th, 2013
Làm Giàu Nhờ Sen Làm Giàu Nhờ Sen

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…

Monday. June 10th, 2013
Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

Monday. June 10th, 2013