Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cà Mau Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Cà Mau Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm
Ngày đăng: 31/01/2015

Theo ghi nhận của PV, do mô hình mang lại lợi nhuận lớn, nhiều địa phương đang phát triển mạnh, dẫn đến thiếu nguồn cung ứng giống.

Hộ anh Nguyễn Quốc Trạng ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 1 ha đất vuông tôm. Đầu năm 2014, anh thả hơn 300 kg sò giống (chi phí 27 triệu đồng). Sau 9 tháng nuôi thu được 137 triệu, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu.
Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.
Ông Tám chia sẻ, nhiều năm trước, bà con sống chủ yếu dựa vào con tôm, con cua nhưng chỉ đủ ăn. Khi mô hình nuôi sò trong vuông tôm hình thành, nhiều hộ phất hẳn lên. Có của ăn của để, còn mua thêm được đất.
“Hồi đó thấy sò huyết sinh sống và phát triển tốt ở các cửa biển rồi vào cả các tuyến kênh nối biển. Nhiều bà con khai thác kiếm thêm thu nhập. Nhưng những con sò nhỏ bán không ai mua, mang về ăn thì phí quá. Một vài hộ thả đại xuống vuông tôm nhà mình, sống chết mặc bay, không ngờ mang lại hiệu quả”, ông Tám "sò" hồi tưởng.
Từ thành công của bà con ở Cái Nước, Đầm Dơi (Cà Mau) mô hình nuôi sò tràn sang huyện bạn Đông Hải (Bạc Liêu). Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, bà con vùng này còn có nguồn thu nhập cao hơn cả nơi "đất tổ" của mô hình nuôi sò.
Theo số liệu thống kê từ Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, diện tích nuôi sò trong mô hình "Nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả ghép sò huyết” của huyện đã tăng lên 578 ha (năm 2013 chỉ hơn 100 ha), chủ yếu tập trung ở xã An Phúc, An Trạch A và Long Điền Tây dọc theo tuyến kênh sáng Gành Hào - Hộ Phòng. Ước lợi nhuận bình quân đạt từ 100 - 200 triệu đồng/ha.
Theo ghi nhận của chúng tôi, do mô hình mang lại lợi nhuận lớn, nhiều địa phương đang phát triển mạnh, dẫn đến thiếu nguồn cung ứng giống.
Anh Trang Minh Cảnh, ngụ ấp 2, xã An Trạch A (Đông Hải) cho biết: "Sò rất dễ nuôi, không có quá nhiều rắc rối về kỹ thuật. Chỉ cần mua giống về quăng xuống, trông coi. Sau gần 1 năm trên 4 ha thử nghiệm  tôi thu gần 100 triệu đồng".
Theo kinh nghiệm nuôi sò của bà con xã An Trạch A không phải vùng nào nuôi sò huyết cũng thuận. Nuôi con sò phải đảm bảo lấy được nước ra vào thường xuyên để cải tạo môi trường.
Đặc biệt cần chú ý vuông tôm nào mà có rong sống dưới đáy thì không thể nuôi sò được, thả giống xuống là chết hết, cũng chưa rõ tại sao sò lại kỵ rong đến như vậy. Còn theo sự tích góp kinh nghiệm cả chục năm nay của ông Tám "sò".
Sò huyết ăn phù sa, vì vậy chúng phù hợp với nơi có thủy triều lên xuống. Càng gần cửa biển, càng dễ nuôi. Trên địa bàn xã Đông Thới vùng thích hợp nuôi sò, nhất là các vuông tôm dọc theo tuyến kênh Đông Hưng dài khoảng 9 km.
Cũng chính vì đặc tính trên mà người nuôi nên thả sò nhiều ở gần miệng cống sổ nước vì nơi đây có nhiều phù sa, sau đó thả mật độ thưa dần vào sâu bên trong.
Anh Nguyễn Văn La, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Đông Thới cho biết: "Nuôi sò cần chú trọng nhất là khâu thả giống. Sau khi mua giống về bà con không nên mang đi vãi ngay mà cần tới nước lên, xóc đều sò con để những con đang hả khép miệng lại, rồi đưa giống đi vãi. Như thế sẽ tránh được hao hụt, vì những con hả miệng khi vãi xuống, đất nhét vào miệng quá nhiều có thể làm chúng chết".
Ngoài ra từ chia sẻ của các hộ nuôi sò chúng tôi còn được biết, mật độ thả giống trung bình từ 100 - 150 con/m2 là phù hợp, nên thả loại giống khoảng 500 - 800 con/kg, thả giống quá nhỏ sò rất dễ thất thoát.
Ông Đoàn Văn Chính, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước cho biết: "Cái Nước có hơn 6.600 ha diện tích nuôi tôm thả xen sò huyết. Tập trung nhiều nhất tại xã Đông Thới với hơn 2.000 ha. Ưu điểm của mô hình nuôi sò là nhàn, dễ làm nhưng hiệu quả cao, trung bình 1 ha có lợi nhuận 100 triệu đồng. Phòng đang tập huấn thêm kỹ thuật cho bà con để giảm bớt tỷ lệ hao hụt và tăng năng suất".


Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Chôm Chôm Nghịch Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm Xử Lý Chôm Chôm Nghịch Lợi Nhuận Gần 100 Triệu Đồng/năm

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

10/08/2013
Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ Cảnh Giác Với Tôm Giá Rẻ

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

12/08/2013
Người Nuôi Dông Điêu Đứng Người Nuôi Dông Điêu Đứng

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.

12/08/2013
Nuôi Gà Trên Chất Đệm Sinh Học Hiệu Quả Đã Được Khẳng Định Nuôi Gà Trên Chất Đệm Sinh Học Hiệu Quả Đã Được Khẳng Định

Tuy nằm sâu trong ấp 17, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau nhưng để tìm đến nhà anh Nguyễn Trung Kiên không khó, bởi trong ấp ai cũng biết đến anh. Anh trở thành người “nổi tiếng” cách đây khoảng hơn 1 năm nhờ vào mô hình nuôi gà nòi lai F1 trên đệm lót sinh học bằng men balaza N01.

12/08/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau, Quả Theo VietGAP Nhân Rộng Mô Hình Trồng Rau, Quả Theo VietGAP

Những năm gần đây, nhờ tận dụng lợi thế đất đai và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất rau, quả an toàn, huyện Mỹ Đức đã có nhiều sản phẩm nông sản được gắn nhãn VietGAP như: Rau, táo, nhãn..., tạo tiền đề để địa phương phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững.

12/08/2013