Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí
Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.
Theo Vasep để xuất khẩu hải sản đi các thị trường các doanh nghiệp phải trả các loại phí như phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS)...
Ngoài ra, chủ hàng còn phải đóng thêm các loại phí khác như phí làm thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container....
Trong đó, một số loại phí là do các cảng thu, nhưng thực tế các chủ tàu thu của doanh nghiệp rồi mới nộp lại cho cảng.
Có một số loại phí chủ tàu thu cao hơn mức quy định của cảng như phí dịch vụ container mức thu của cảng là 20 đô la Mỹ/cho container 20 feet và 35 đô la Mỹ cho container 40 feet nhưng chủ tàu thu của doanh nghiệp 60-70 đô la Mỹ/container 20 feet và 100-120 đô la Mỹ cho mỗi container lớn.
Trong công văn gởi cho Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep dẫn ra, hiện nhiều hãng tàu thu các loại phí nhưng không thông báo hoặc thông báo trong thời gian rất ngắn và với mức thu rất khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Việc thu các phụ phí quá lớn như vậy còn làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến giá thành tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Theo Vasep, so với 2013, năm nay các loại phí này tăng 20-30% khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Chưa kể, trong những năm gần đây, giá cước vận tải biển tại Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10–15% mỗi container 20 feet và điều đó đang làm mất đi khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu nói riêng, ngành hành thủy sản nói chung.
Từ tháng 3-2011 đến nay, các loại phí tại các cảng đều tăng. Dù các doanh nghiệp phản ánh rất nhiều lần việc tăng một số loại phí là vô lý nhưng các loại phí vẫn không giảm mà còn tăng lên.
Related news
Bà Trần Thị Khâm (Hai Khâm), chủ nhân của một trong những cơ sở sản xuất tôm khô ở xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết giá tôm khô đặc sản loại 1 của địa phương này hiện khoảng 1 triệu đồng/kg, loại 2, loại 3 tương ứng khoảng 800.000 đồng và 700.000 đồng/kg, bình quân tăng 30% so năm ngoái và gấp đôi so với ba năm trước.
Đó là khoản thu nhập “chắc như bắp” của xã viên HTXNN 1 Nhơn Phú, TP Quy Nhơn (Bình Định). Nhờ trồng rau má, gần 4.000 nhân khẩu đã có thu nhập ổn định.
Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 1 tháng quy định cấm sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong sản xuất, kinh doanh thủy sản có hiệu lực, tình trạng sử dụng hóa chất này trong nuôi tôm đã được cải thiện đáng kể. Nhờ đó, thông tin cảnh báo mới đây nhất của Nhật Bản cho thấy, trong tháng 3 chỉ duy nhất có 1 lô tôm của Việt Nam bị phát hiện nhiễm Enrofloxacin.
Ngân sách Nhà nước đầu tư 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án sản xuất nông, lâm, thủy sản áp dụng VietGAP do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cá tra đã thay thế cá ngừ đóng hộp trở thành loài cá được ưa chuộng nhất tại Hà Lan. Theo Ban Tiếp thị Thủy sản Hà Lan, năm 2011 nước này tiêu thụ 5.500 tấn cá tra NK từ Việt Nam, tăng so với 4.600 tấn năm 2010.