Chất Lượng Tôm Giống Vàng Thau Lẫn Lộn

Diện tích nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển mạnh, theo đó nhu cầu tôm giống ngày càng cao. Để có nguồn giống cung ứng vụ nuôi, người dân phải chọn mua con giống bằng mắt thường, chứ không biết tôm đó có chất lượng hay không.
Tuy bước vào vụ nuôi mới nhưng nỗi lo thường trực của ngư dân đó là con giống. Do con giống không đảm bảo chất lượng, nên sau khi thả nuôi khoảng 10 ngày tôm chết và lây lan trên diện rộng. Trong khi đó, các trại sản xuất và cung ứng giống không có trách nhiệm, còn người nuôi thua lỗ, nợ ngân hàng. Vòng luẩn quẩn vụ nuôi mới, nỗi lo cũ không biết đến bao giờ mới dứt.
Tôm chết không biết kêu ai
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thủy sản tương đối lớn, với gần 6.400 ha, tăng 4,3% so với năm 2013; trong đó, hơn 4.300 ha nuôi chuyên tôm và tôm xen ghép. Mỗi năm nhu cầu giống tôm thẻ chân trắng 1,5 tỷ con và tôm sú là 200 triệu con giống.
Mặc dù, nhu cầu giống cao nhưng nguồn giống cung ứng tại chỗ đối với tôm sú chỉ đáp ứng 20%, còn tôm thẻ chân trắng thì người dân mua qua các công ty và nguồn giống trôi nổi ở các tỉnh phía Nam. Thực tế cho thấy, một phần tôm giống sản xuất trong tỉnh chưa đảm bảo chất lượng, nguồn tôm giống nhập về cũng khó kiểm soát một cách chặt chẽ về chất lượng.
Người nuôi trồng thủy sản rất băn khoăn về chất lượng con giống, bởi đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của vụ tôm.
Ông Nguyễn Văn Cảm, Giám đốc Kế hoạch và Phát triển kinh doanh lĩnh vực thủy sản, Công ty cổ phẩn chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết: “Mặc dù, nhu cầu giống của người nuôi thì lớn nhưng đơn vị chuyên cung ứng giống tôm thẻ chân trắng cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền (Phong Điền) chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu.
Công ty bán tôm giống có bao bì, nhãn mác đàng hoàng, nhưng khi công ty bán giống cho người nuôi là không có cam kết, giống là “bất thành văn”, giống bắt ra khỏi trại là người nuôi chịu hoàn toàn trách nhiệm”.
Hộ nuôi tôm Nguyễn Văn Nhuệ, ở xã Phong Hải (Phong Điền) bức xúc, mỗi khi bước vào vụ nuôi, điều mà bà con chúng tôi lo lắng nhất là mua tôm giống ở đâu để đảm bảo chất lượng. Hiện nay, ở địa phương có khoảng gần 100 công ty chào bán về tôm giống, nhưng bà con không tin tưởng lắm bởi nhiều lần mua giống về thả nuôi sau 10 ngày tôm chết không biết kêu ai.
Khó phân biệt tốt, xấu
Thực tế, phần lớn ở các trại sản xuất giống không có chứng nhận chuyên môn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống không đăng ký đảm bảo vệ sinh môi trường, không công bố chất lượng hàng hóa nhưng vẫn vô tư tồn tại.
Việc kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn, quản lý điều kiện kinh doanh giống chưa được quan tâm đúng mức nên ý thức chấp hành của người dân chưa cao.
Hiện nay, thị trường tôm giống chưa được bảo hộ nên có tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, không ít cơ sở sản xuất tôm giống sạch nhưng vẫn “ì ạch” vì đầu ra không ổn định.
Nhiều người nuôi tôm sẵn sàng chọn mua tôm giống đảm bảo chất lượng với giá cao hơn bình thường; các nhà sản xuất tôm giống chân chính cũng sẵn sàng đầu tư để sản xuất giống sạch với điều kiện giá phải phù hợp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, hai đối tượng này ít có cơ hội gặp nhau, bởi người nuôi rất khó xác định đâu là tôm giống sạch, trong khi một số đối tượng sản xuất, kinh doanh giống lại thường dùng chiêu bài giống sạch để lừa người nuôi. Số cơ sở làm ăn chân chính, đầu tư lớn để nâng cấp chất lượng thường xuyên bị lợi dụng nhãn hiệu, bao bì, bị cạnh tranh về giá nên rất khó đứng vững trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Cảm cho hay Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam mua giống từ Mỹ về Thái Lan thuần giống tránh hiện tượng cận huyết sau đó mới đưa về Việt Nam cho sinh sản. Với sự đầu tư bài bản, công phu như vậy nên tôm giống của công ty bán ra với giá 90 đồng/con post 12, cao hơn so với giá thị trường khoảng 5 đến 10 đồng/con.
Tuy nhiên, tôm giống chất lượng là điều quan trọng nhất chứ với giá hơn nhau không mấy. Khi tôi hỏi, thế anh có khẳng định nguồn giống của công ty mình đảm bảo chất lượng 100% không, thì vị này không dám khẳng định (!?)
Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh cho biết, bây giờ chất lượng tôm giống thì vàng thau lẫn lộn, họ bán tôm ở bể có giấy kiểm dịch hẳn hoi nhưng khi bán cho người nuôi thì lại bắt ở bể tôm kém chất lượng, không có kiểm dịch. Biết vậy, nhưng khi người dân mua giống về thả nuôi không kiểm soát xuể do lực lượng cán bộ chi cục quá mỏng.
Có thể bạn quan tâm

Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.

Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau:

Bước đầu nhóm chọn tạo công bố giống DT2008 có nhiều đặc tính quý như chịu hạn, chịu úng, chịu nóng, lạnh cao. Đề kháng khá với các bệnh chính trên đậu tương như phấn trắng, gỉ sắt, sương mai, đốm nâu vi khuẩn

Tại Singapore - Quốc đảo Sư tử vừa tưng bừng diễn ra “Ngày hội trình diễn các giải pháp cho cây trồng” của Tập đoàn Syngenta. Các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu của Syngenta đã giới thiệu về mô hình mẫu ở nhiều nước SX 9 loại cây trồng chủ lực và thành tựu nổi bật về công nghệ, kỹ thuật, cơ giới hóa…

Tại cuộc họp giao ban chiều 19/6, Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) T.Ư cho biết, tính đến nay cả nước đã có 65% số xã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng NTM, tăng 15% so với năm 2011.