Một Hộ Nông Dân Đầu Tư Trồng Gần 1 Ha Cây Tam Thất

Đây là diện tích trồng tam thất tập trung lớn nhất từ trước đến nay ở huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
Xuất phát từ nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên ở Si Ma Cai rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây tam thất, gia đình ông Sùng Seo Sì, ở thôn Chúng Chải, xã Si Ma Cai đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng trồng gần 1 ha cây tam thất tại thôn Hòa Sừ Pan, xã Sán Chải (là xã lân cận, cũng thuộc huyện Si Ma Cai).
Hiện, ông Sùng Seo Sì đang hoàn tất những phần việc cuối cùng cho việc trồng cây tam thất, như làm đất, đóng cọc tre, chăng lưới sắt… Dự kiến sau gần 2 năm nữa, lứa tam thất đầu tiên của gia đình ông sẽ cho thu hoạch.
Trước đây, nhiều hộ ở Si Ma Cai đã từng trồng tam thất, chủ yếu là trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà, sản phẩm để phục vụ gia đình là chính, nhưng những năm gần đây hầu như chẳng còn ai trồng, nên không có tính toán năng suất cụ thể. Mặc dù đã đi tham khảo, học tập kỹ thuật, kinh nghiệm trồng tam thất ở một số nơi, nhưng bản thân ông Sì cũng không tiết lộ khả năng sinh lợi khi trồng loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Túc ở thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn-Tuyên Quang) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây. Ông cũng là người đầu tiên đưa bưởi Diễn về trồng ở đất này.

Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng phối hợp Viện Lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu & phát triển ĐBSCL (Trường ĐH Cần Thơ)… SX thử nghiệm một số giống lúa mới trên vùng đất nhiễm mặn, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Ngày 5/12, Sở NN&PTNT, Hội đồng Giám định xã hội tổ chức giám định tình hình sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm (giai đoạn 2001-2013) và đánh giá cao mô hình này.

Trong nuôi tôm, biện pháp phòng ngừa là cơ bản, nên biện pháp chọn giống tốt, giống sạch bệnh là một yêu cầu rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho cả vụ nuôi.

Tính đến tháng 6/2015 có 2.293 ha rừng bị thiệt hại, trong đó 1.500 ha rừng trồng gồm phi lao, keo lai, keo lá tràm, keo chịu hạn, bạch đàn.