Kết Quả Xử Lý Ra Hoa Cho Bưởi Ở Phú Thọ
Hiện nay trên địa bàn Đoan Hùng có trên 500ha bưởi vẫn chưa cho quả, trong đó có nhiều diện tích cây đã trên 5 năm tuổi, có khung tán và cành lá phát triển tốt, hoàn toàn có thể mang quả, đặc biệt là các diện tích được trồng ngoài bãi soi.
Để bưởi có thể ra hoa, cây cần trải qua thời kỳ phân hóa mầm hoa, điều kiện thích hợp trong giai đoạn này là ẩm độ và nhiệt độ thấp; trong khi đó thời tiết những năm gần đây có những biến đổi bất thuận, không theo quy luật, ảnh xấu đến khả năng ra hoa và đậu quả của cây bưởi.
Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng tiến hành thử nghiệm biện pháp xử lý ra hoa đối với vườn bưởi đến giai đoạn kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản.
Mô hình thử nghiệm được triển khai trên giống bưởi Chí Đám có độ tuổi 5-6 năm trên quy mô 2ha tại vườn bưởi được trồng ngoài bãi soi thuộc khu 1, xã Chí Đám. Biện pháp được áp dụng là chặt rễ kết hợp với bón phân. Thời gian xử lý từ ngày 2-10/1/2014. Tiến hành đào rãnh với độ rộng từ 1/4-1/3 khoảng cách từ mép tán vào thân, sâu 20-30cm để làm đứt bớt các rễ có đường kính 1-1,5cm. Sau đó phơi rãnh từ 3-5 ngày để cho các vết thương ở rễ se bớt lại trước khi bón phân.
Lượng phân bón cho 1 cây là 5 kg phân vi sinh Sông Lô, 30-50 kg phân chuồng hoai mục, 2kg phân NPK12.5.10 và 1kg vôi bột trộn đều và bón cho cây. Biện pháp này được áp dụng đối với những cây sinh trưởng khỏe, không bị sâu bệnh, lá đã thành thục (không có lộc, lá non). Kết quả cho thấy với 520 cây xử lý đã có 432 cây ra hoa, đạt 80% số cây đã xử lý, vượt trội hơn hẳn so với đối chứng của các cây không xử lý.
Với kết quả trên các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi hiện đang tích cực chăm sóc, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật và đang tiến hành thụ phấn bổ sung cho vườn bưởi.
Có thể bạn quan tâm
Hồng Sơn có diện tích trên 12 ha nuôi thủy sản nước ngọt, là xã khá nhất trong phong trào nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện Hàm Thuận Bắc.
Ao nuôi tôm không quá lớn, là một biện pháp tránh rủi ro, vì nếu có hỏng ao này còn ao kia. Khi bệnh tôm phát sinh, ao nuôi nhỏ sẽ dễ xử lý và ít tốn kém hơn. Nếu dụng cụ, máy móc của một trong số ao này bị hỏng có thể di chuyển bổ sung cho nhau để giải quyết tạm thời. Diện tích tối ưu của ao nuôi tôm nên từ 3.000-5.000m2.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.
Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.
Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.