Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một bể gas bằng ba bó củi

Một bể gas bằng ba bó củi
Publish date: Friday. October 30th, 2015

Bà chỉ cần đứng vặn “tạch tạch tạch”, nấu cơm, luộc rau, nấu cơm rượu ngon lành.

Nhà bà Tiên lúc cao điểm có khoảng 30 đầu lợn, đủ loại từ nái đến lợn sữa.

Toàn bộ chất thải từ chuồng lợn đổ thẳng xuống con kênh cạnh nhà.

Lượng chất thải ngày một nhiều, kênh ô nhiễm trầm trọng, ruồi muỗi nhiều diệt không xuể.

Tháng 10/2014, bà Tiên đăng ký tham gia xây dựng công trình bể biogas, loại 9 mét khối.

Chi phí lắp đặt hết gần 13 triệu đồng.

Bà Tiên được tặng thêm 40 mét dây gas vì bể nằm cách xa khu vực bếp nấu.

“Giờ trong chuồng nhà tôi lúc nào cũng có trên dưới 10 con lợn.

Lượng ga lúc nào cũng đủ dùng chú ạ.

Nấu cơm ngày ba bữa, một bóng thắp sáng dưới bếp thoải mái.

Vài hôm tôi lại bật bếp nấu cả cơm rượu mà vẫn đủ”, bà Tiên kể.

Từ ngày dùng biogas, bà Tiên không phải dậy sớm lên đồi lấy củi như trước.

Đi từ sáng tới trưa muộn, toát mồ hôi mới vác được một bó củi.

Về đến nhà, nấu vèo cái là hết, lại hì hục đi lấy.

Bà Tiên bảo: "Khi mới lắp đặt, tôi được đi tập huấn cách dùng rồi nên dùng dễ lắm.

Lúc nào đun thì mở khóa, bật tạch cái là dùng thôi.

Dùng một năm rồi mà chưa thấy hỏng hay bị làm sao cả”.

Nhà ông Nông Văn Chung, thôn Dạ 2, nuôi 6 lợn thịt, 1 con lợn nái.

Ông Chung đào hố phân ngay cạnh chuồng.

Chất thải dồn ứ, tràn xuống ào gây ô nhiễm môi trường.

Thấy nhà bà Tiên có bể biogas hay quá, ông Chung tò mò ra ủy ban xã đăng ký lắp đặt.

Gần 1 năm nay, ông Chung không còn dùng củi để đun nấu.

Chất thải chăn nuôi cũng không còn tràn xuống ao.

Ông Chung bảo, cái “thằng” biogas này nhìn đơn giản mà hay đáo để, đun nước, nấu cơm vặn “tạch” cái là xong lại không ô nhiễm môi trường.

Bà Hà Thị Mai Liên, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Đường cho biết, cả xã hiện nuôi khoảng 6.000 con lợn, 400 con trâu bò.

Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, SX nông hộ.

Trước đây, với phương thức chăn nuôi truyền thống, người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường, toàn bộ chất thải bị xả ra kênh mương, ao hồ.

Nhưng từ năm 2014, có chương trình lắp đặt bể biogas, môi trường đã dần được cải thiện.

Bà Nguyễn Thanh Hương, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Cam Đường cho biết, trong năm 2015, có thêm 4 hộ đăng ký tham gia chương trình.

Xã sẽ tập hợp, chuyển danh sách về BQL dự án của tỉnh để xét duyệt.

Cả xã hiện còn khoảng 20 hộ chăn nuôi, quy mô tương đối nhưng chưa lắp đặt bể biogas.

Xã sẽ tiếp tục vận động để những hộ nả tham gia chương trình, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo bà Hương, đây là một dự án hết sức thiết thực, cái được lớn nhất là góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường sống.

Chính quyền xã cũng thường xuyên đến những hộ đã lắp đặt để kiểm tra, hướng dẫn sử dụng sao cho hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.


Related news

Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất Tự Nhân Giống Lúa Để Sản Xuất

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.

Friday. August 2nd, 2013
64 Tỉ Đồng Phát Triển Bền Vững Cá Tra 64 Tỉ Đồng Phát Triển Bền Vững Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết sẽ phối hợp cùng các tổ chức trong và ngoài nước khởi động dự án "Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam".

Friday. August 2nd, 2013
Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai Kết Quả Dự Án Phát Triển Chăn Nuôi Lợn Rừng Thái Lan Lai

Trạm Khuyến nông huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Dự án Khoa học công nghệ cấp tỉnh “Phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan lai quy mô nông hộ” tại huyện Phổ Yên.

Friday. August 2nd, 2013
Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.

Friday. August 2nd, 2013
Nuôi Tôm Đất - Lãi Không Nhiều Nhưng Ít Rủi Ro Nuôi Tôm Đất - Lãi Không Nhiều Nhưng Ít Rủi Ro

Ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I (Phước Trung, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa thu hoạch ao nuôi tôm đất 3.000m2 đầu tiên với lợi nhuận hơn 15 triệu đồng. Do không có nhiều kinh nghiệm nuôi đối với loại tôm này nên hiệu quả mang lại chưa cao, nhưng bước đầu có thể thấy đây là giải pháp thay thế an toàn đối với các ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh bị dịch bệnh.

Saturday. August 3rd, 2013