Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi
Tổng số hóa chất đã nhập để sử dụng dập dịch tính đến ngày 2-6 là 21 tấn. Trong đó, 17 tấn Chlorine từ Quỹ dự trữ Quốc gia, 4 tấn Vicato Nguồn dự trữ từ Chi cục Thú y tỉnh. Ngoài ra còn sử dụng lượng hóa chất Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Trong ngày 3-6, thành phố đã cấp hóa chất dập dịch tôm nuôi cho 11 hộ với 2250kg hóa chất các loại để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã cấp đến nay lên 7350kg hóa chất các loại.
Được biết, TP Móng Cái đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt, chống dịch tôm nuôi trên địa bàn thành Móng Cái”, trong đó bổ sung thêm thành phần tham gia chống dịch là Cán bộ Chi cục Thú y, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống thủy sản Quảng Ninh, Viên Nghiên cứu thủy sản I, Công an Môi trường Thành phố, Cán bộ Môi trường phòng Tài nguyên môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Với cách làm nghiêm túc, quy trình được khép kín và giám sát chặt chẽ, ĐTHT được nuôi cấy phát triển tốt và cho thu hoạch 30-40 gr (nấm và cơ chất)/hũ.
Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước.
Đó là khẳng định của ông Lê Văn Thủy, Tổng GĐ Cty TNHH MTV Sông Chu, đơn vị được giao trọng trách quản lý, vận hành “túi nước” khổng lồ Cửa Đạt đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và chống hạn cho hàng chục nghìn ha đất SX nông nghiệp vào mùa khô.
Máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg.
Với diện tích đất tự nhiên 95.339 km2, chiếm 26,8% đất tự nhiên của cả nước, miền núi phía Bắc là vùng đất đồi núi rộng lớn, có nhiều tiềm năng phát triển các cây công nghiệp.