Ngành Chăn Nuôi Đang Dần Hồi Phục
Tại Hội nghị triển khai công tác chăn nuôi- thú y toàn quốc tổ chức ở Hà Nội sáng nay (26/8), ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định: Thị trường và giá một số sản phẩm chăn nuôi dần ổn định, cùng với việc kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh, nên sản xuất chăn nuôi đang được khôi phục trở lại.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, dù gặp nhiều khó khăn về tái đàn và dịch bệnh đã làm chậm việc tái đàn trong những tháng đầu năm, nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đang được khôi phục và phát triển nhanh, đạt mức tăng trưởng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2013. Ước tính mức tăng của 6 tháng đầu năm 2014 đạt 3% so với mức 1,9% năm 2013, nếu duy trì được tốc độ này thì chăn nuôi năm 2014 sẽ đạt mức trên 5% so với năm 2013.
Cơ cấu sản xuất chăn nuôi chuyển đổi nhanh theo hướng trang trại, hộ lớn, hộ chuyên nghiệp. Các mô hình liên kết trong sản xuất như mô hình chăn nuôi gia công, hợp tác xã và các chuỗi sản xuất khép kín xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhiều chính sách mới trong ngành chăn nuôi được ban hành, quản lý chất lượng giống được các địa phương quan tâm….
Bên cạnh kết quả đạt được, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi vẫn còn chưa bền vững, giá trị gia tăng thấp; vốn đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế; công tác quản lý còn bất cập…
Đến nay mới có 17/63 ban hành hoặc xây dựng kế hoạch hành động về Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi; nhiều địa phương còn lúng túng trong quá trình triển khai đề án về xác định mục tiêu, giải pháp thực hiện.
Từ thực tế này, một số đại biểu đề xuất: Phát triển ngành chăn nuôi thời gian tới cần chú trọng theo hướng trang trại tập trung áp dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị trong chăn nuôi.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát nêu rõ: Để phát triển chăn nuôi một cách bền vũng ngành thú y, cần phải tập trung làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm, quản lý thuốc thú y, vấn đề an toàn thực phẩm…
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ngành chăn nuôi thông qua nâng cao chất lượng con giống...
Có thể bạn quan tâm
Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.
Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.
Huyện Yên Minh vừa phát động phong trào sản xuất cây vụ Đông năm 2014. Theo kế hoạch, huyện triển khai gieo trồng 3.600 ha cây rau, đậu các loại, tăng gấp 5 lần so với vụ Đông năm 2013. Cụ thể: Gieo trồng 2.800 ha cây rau màu; trên 450 ha đậu; 100 ha khoai tây; 210 ha khoai lang.
Chiếm hơn 80% thị phần trên thế giới, do đó cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Song, vấn đề đáng buồn là nghề nuôi và xuất khẩu cá tra ngày càng đi vào ngõ cụt, bởi giá cá bấp bênh càng sản xuất càng thua lỗ. Vì sao cá tra lại rơi vào tình cảnh khốn đốn như vậy...
Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực xuất hiện nhiều gia trại, trang trại, cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội Nông dân (HND) các cấp phát động trong những năm qua.