Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi
Tổng số hóa chất đã nhập để sử dụng dập dịch tính đến ngày 2-6 là 21 tấn. Trong đó, 17 tấn Chlorine từ Quỹ dự trữ Quốc gia, 4 tấn Vicato Nguồn dự trữ từ Chi cục Thú y tỉnh. Ngoài ra còn sử dụng lượng hóa chất Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Trong ngày 3-6, thành phố đã cấp hóa chất dập dịch tôm nuôi cho 11 hộ với 2250kg hóa chất các loại để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã cấp đến nay lên 7350kg hóa chất các loại.
Được biết, TP Móng Cái đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt, chống dịch tôm nuôi trên địa bàn thành Móng Cái”, trong đó bổ sung thêm thành phần tham gia chống dịch là Cán bộ Chi cục Thú y, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống thủy sản Quảng Ninh, Viên Nghiên cứu thủy sản I, Công an Môi trường Thành phố, Cán bộ Môi trường phòng Tài nguyên môi trường.
Related news
Tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp khi Trung Quốc tăng số lượng tàu quân sự tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, xâm phạm ngư trường Hoàng Sa; liên tục tấn công, đâm va tàu cá ngư dân Việt Nam…
Với những ưu điểm và lợi thế của cây ớt mang lại đã mở ra một hướng đi mới cho người dân xã Vĩnh Chân. Trồng ớt không chỉ tốn ít công lao động, hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được những diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả. Từ thành công của mô hình thí điểm, trong vụ tới xã sẽ mở rộng diện tích trồng ớt để nâng cao hiệu quả canh tác, đem lại thu nhập cho bà con nông dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cùng các cơ quan, đơn vị liên quan động thổ khởi công công trình
Theo Sở Khoa học và Công nghệ, trong 3 năm (từ 2010 – 2013) Sở đã tổ chức nghiệm thu 33 đề tài và 01 đề án nghiên cứu KH-CN với tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách sự nghiệp khoa học hơn 12,1 tỷ đồng.
Thời gian gần đây, nhiều nông dân các tỉnh miền Tây đua nhau trồng giống ớt Demon theo đơn đặt hàng của thương lái Trung Quốc và trồng cây sương sáo, nay lâm vào cảnh "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông"...