Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Dịch Bệnh Từ Những Trà Lúa Hè Thu Sớm

Nguy Cơ Dịch Bệnh Từ Những Trà Lúa Hè Thu Sớm
Ngày đăng: 14/02/2014

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, đất lúa sau khi thu hoạch xong phải có một thời gian cắt vụ, ngăn mầm bệnh. Nhưng vì giá lúa đang ở mức cao, nông dân một số nơi đã tranh thủ xuống giống vụ Hè Thu. Việc làm này không chỉ phá vỡ lịch thời vụ mà còn dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở những vụ kế tiếp.

Huyện Châu Thành A, nơi thu hoạch lúa Đông Xuân sớm nhất tỉnh Hậu Giang. 3.000 ha) bước sang giai đoạn thu hoạch được các thương lái đặt hàng mua từ 4.700-4.800đ/kg. So với vụ ĐX trước, đầu vụ năm nay giá cao hơn từ 400-500 đ/kg. Nếu tính theo giá thành sản xuất bình quân 3.769 đồng/kg mà Bộ Tài chính vừa đưa ra, Đông Xuân sớm ở đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thắng lớn.

Số liệu từ Cục trồng trọt, Đông Xuân 2014, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sa 1.6 triệu ha. Hiện có khoảng 200.000 ha đang được thu hoạch. Năng suất khoảng 6,1 tấn/ha, sản lượng khoảng 1,22 triệu tấn. Đông Xuân chưa thu hoạch xong, Hè Thu đã được gieo sạ. Tại Đồng Tháp, 20.000 ha vừa được nông dân xuống giống. Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp, điều này sẽ khiến mầm bệnh tồn lưu trong đất gây hại ở vụ sau.

Cảnh báo của ngành chức năng hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nay, rầy nâu, đạo ôn vẫn đang gây hại trên một số diện tích lúa Đông Xuân muộn. Ở Hậu Giang, 2.400 ha lúa tại huyện Phụng Hiệp bị nhiễm đạo ôn, 1.700 ha tại Châu Thành A bị nhiễm rầy mật độ từ 1.000 đến 3.000 con/mét vuông. Thiệt hại là không thể tránh khỏi khi nhiều mảnh ruộng, gốc lúa bị rực đỏ như thế này.

Như vậy, gieo sạ lúa Hè Thu sớm trong thời điểm này, nông dân hoàn toàn gặp bất lợi. Đất chưa được cải tạo tốt, thời gian ngắt vụ chưa đủ, mầm bệnh sẽ tồn lưu tiếp tục gây hại cho vụ sau. Đó là chưa kể, giá lúa thời gian tới cao, thấp như thế nào vẫn là điều khó đoán. Còn theo các doanh nghiệp, sau khi thu gom đủ 500.000 tấn gạo cho Philippines, thị trường xuất khẩu dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

01/07/2011
Tỷ Phú Trên Đất Mía Tỷ Phú Trên Đất Mía

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

13/10/2011
Trồng Dứa Trúng Đậm Trồng Dứa Trúng Đậm

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

29/11/2011
Tỉ Phú Chăn Bò Tỉ Phú Chăn Bò

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

05/04/2012
Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.

07/05/2011