Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa)
Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.
Riêng năm 2012, các xã trong huyện như Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa, Minh Thọ,vv... đã đưa 236 ha vùng đồng sâu trũng vào xây dựng các trang trại nuôi cá - lúa kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài thu nhập từ cây lúa, năng suất cá đạt bình quân 2 tấn/ha/năm, mang lại hiệu quả khá cao cho các hộ nông dân. Hàng chục mô hình trang trại cá - lúa kết hợp chăn nuôi của các hộ như anh Đỗ Đức Thái, Nguyễn Vũ Thế, Nguyễn Văn Cọng (xã Tế Lợi), ông Đỗ Văn Thắm (xã Minh Nghĩa)... cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên.
Nhằm khuyến khích nông dân trên địa bàn đầu tư mở rộng các mô hình cá nước ngọt - lúa kết hợp chăn nuôi lợn, gà, vịt... trong năm 2013, UBND huyện Nông Cống đã phân công cán bộ, kỹ sư về cơ sở giúp các hộ nuôi tháo gỡ khó khăn. Huyện đầu tư cơ sở hạ tầng như nâng cấp hệ thống thủy lợi, đường giao thông, đường điện vào các trang trại nuôi cá - lúa; chỉ đạo các trại giống trên địa bàn sản xuất các loại cá giống truyền thống như cá trôi, cá trắm, cá gáy... và di ương cá bột bảo đảm chất lượng cung cấp đủ cá giống cho các hộ dân thả nuôi. Đồng thời phối hợp với các ngành liên quan tập huấn, hướng dẫn cách thức xây dựng mô hình trang trại nuôi cá - lúa, chọn giống bảo đảm chất lượng, kỹ thuật nuôi cá trong ruộng lúa theo hướng hiệu quả, bền vững,vv...
Có thể bạn quan tâm
Nhờ mạnh dạn đầu tư, biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm chi phí đầu tư trong chăn nuôi, trồng trọt và giúp tăng lợi nhuận
ông Võ Hồng Minh xuất thân từ hai bàn tay trắng, lăn lộn làm thuê ông mới có được chút vốn trong tay, ông quyết định mua 10 con bò về nuôi lập nghiệp
Nhờ áp dụng kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo trong nhà lạnh và thụ tinh nhân tạo để lai tạo giống, mỗi năm anh Nguyễn Tiến Thắng thu lãi trên nửa tỷ đồng.
Nông dân Tống Văn Phong (Đồng Tháp) thành công trồng quýt đường mỗi năm lợi nhuận trên 2 tỷ đồng, mở đường cho sản phẩm vào siêu thị và xuất khẩu.
Văn Yên là "thủ phủ" của rừng quế Tây Bắc, với diện tích 40.019,2ha tổng giá trị thu nhập trong nhân dân khoảng 540 tỉ đồng.