Trồng Dưa Chuột Nhật, Thu Nhập Gấp 3 Dưa Thường
Nông dân miền Bắc trồng các giống dưa chuột của Nhật Bản do Cty TNHH Pacific (TP Hoà Bình) cung ứng để SX nguyên liệu XK đang có một vụ thu hoạch dưa bội thu.
Mấy năm gần đây, xã Nguyễn Uý (huyện Kim Bảng, Hà Nam) đã mạnh dạn phối hợp với Cty TNHH Hoàng Hương (là DN thành viên chuyên SX dưa chuột nguyên liệu cho Cty TNHH Pacific, có trụ sở tại xã Yên Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên) chuyển đổi nhiều diện tích đất lúa 2 vụ sang trồng các giống dưa chuột của Nhật Bản phục vụ XK. Ông Dương Văn Hiển (xóm 1, xã Nguyễn Uý) cho biết, đây là năm thứ 3 gia đình ông cũng như các hộ trong xã ký hợp đồng với HTX trồng dưa chuột Nhật Bản cung cấp cho Cty Hoàng Hương. Theo đó, Cty sẽ ký hợp đồng với HTX, sau đó HTX ký hợp đồng triển khai SX tới các hộ dân.
Phía Cty sẽ chịu trách nhiệm cung cấp hạt giống; cung ứng thuốc trừ sâu, cọc làm giàn leo; hướng dẫn và giám sát kỹ thuật, đồng thời mua sản phẩm sau khi thu hoạch. Cty TNHH Pacific là Cty liên doanh với Nhật Bản, vì vậy toàn bộ hạt giống dưa chuột đều do Pacific đưa từ Nhật Bản sang và cung cấp cho nông dân dựa trên hợp đồng SX nguyên liệu. Vì vấn đề an ninh hạt giống, giống dưa được nhân viên kỹ thuật của Cty này trực tiếp quản lí và phân phối tới tay nông dân rất nghiêm ngặt. Đến vụ thu hoạch, nông dân tuyệt đối không được bán sản phẩm ra bên ngoài mà phải cung cấp cho Cty. Sau đó, dưa được chuyển về NM chế biến đóng tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) để chế biến đóng hộp và trực tiếp chuyển sang tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản.
Ông Dương Văn Hiển cho hay, hầu hết các giống dưa chuột Nhật Bản như Kizawa, Choka... do Cty Pacific cung cấp đều có ưu điểm là thời gian cho quả rất ngắn và thời gian thu quả kéo dài. Chỉ 30 ngày sau khi trồng là dưa đã bắt đầu ra quả và thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 1,5 đến 2 tháng sau đó. Các giống dưa đều cho quả rất dài (từ 35 đến 50cm), ruột đặc và gần như không có hạt nên trọng lượng mỗi quả có thể tới hơn 300g. Với khoảng 1.500 gốc dưa chuột giống Kizawa, chỉ trồng 2 tháng gia đình ông Hiển dự kiến sẽ thu gần 5 tấn quả. Hiện tại, Cty Hoàng Hương đang thu mua dưa nguyên liệu với giá 2.000đ/kg. Với giá này, trừ chi phí đầu tư gia đình ông dự kiến lãi không dưới 10 triệu đồng.
Theo nông dân xã Nguyễn Uý, nếu chăm sóc tốt, bình quân mỗi gốc dưa chuột giống Nhật Bản có thể cho 3,5kg quả, tương đương gần 4 tấn/sào, cao gấp 3 lần so với năng suất các giống dưa chuột trong nước hay giống dưa chuột lai NK khác. Về thu nhập, mỗi sào dưa hiện nay bình quân có thể cho thu nhập hơn 4 triệu đồng/vụ, cao gấp 2-3 lần so với các giống dưa hay hoa màu khác. Vì vậy, dưa chuột Nhật Bản hiện nay vẫn là cây trồng ưu tiên hàng đầu của nông dân xã Nguyễn Uý.
Anh Nguyễn Dương Hưng – trợ lí GĐ Cty TNHH Hoàng Hương cho biết, vùng nguyên liệu của Cty hiện nay mới chỉ khoảng 70 hecta, tập trung chủ yếu tại Hiệp Hòa, Lục Nam (Bắc Giang) và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm, Duy Tiên (Hà Nam). Các giống dưa Nhật đều thích nghi rất rộng với khí hậu và đất đai ở các tỉnh phía Bắc. Dưa có thể trồng được 3 vụ/năm, gồm vụ đông, xuân hè và vụ hè thu. Trong đó, vụ đông và ĐX là thích hợp và chắc ăn nhất. Năng suất 2 vụ này có thể đạt 70-90 tấn/hecta, cho thu từ 130-160 triệu đồng/hecta/vụ khá dễ.
Nhằm quản lí hạt giống, Cty TNHH Pacific có khẩu hiệu, mỗi nhân viên phát triển nguyên liệu khi mang 1kg hạt giống đi, phải đưa tối thiểu 50 tấn nguyên liệu về nhà máy.
Mặc dù vậy, chủ trương của Cty là không mở rộng vùng nguyên liệu ồ ạt, mà mở rộng tới đâu chắc chắn và hiệu quả tới đó. Để các giống dưa thích nghi với điều kiện của Việt Nam, hàng năm các kỹ thuật viên về giống của Cty TNHH Pacific từ Nhật Bản sang sẽ trực tiếp giám sát các nhược điểm của giống trên đồng ruộng, sau đó lấy mẫu về Nhật để hoàn thiện giống. Vì vậy, dưa thường rất ít sâu bệnh. Để giảm giá thành đầu tư và an toàn cho nông dân trồng nguyên liệu, Cty đã trực tiếp lựa chọn và chỉ cung ứng cho nông dân các loại thuốc trừ sâu ít độc hại. Đối với đầu tư mua cọc leo cho dưa khoảng 1,5 triệu đồng/sào, Cty cũng đã trực tiếp thu mua cây dóc từ Quảng Ninh, có độ bền sử dụng từ 5-8 năm để cung ứng cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Các vụ nuôi vừa qua, do một số nguyên nhân như nhiều chủ đồng thiếu vốn đầu tư cải tạo ao đầm cầm chừng, độ sâu không bảo đảm; thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, mua phải con giống kém chất lượng, thả tôm mật độ quá dầy, gặp thời tiết biến động, mực nước trong đồng không bảo đảm kết hợp với yếu tố bất lợi do môi trường nước ô nhiễm dẫn đến tôm chết hoặc chậm phát triển, dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi tôm sú của xã.
Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân ở xã Phước Diêm, Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Bà con rất phấn khởi vì có những chuyến ra khơi “trúng đậm” sau một thời gian dài “biển đói”.
Ngày 25/8/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp với UBND, Hội nông dân xã Suối Rao tổ chức hội thảo mô hình nuôi ếch trong lồng. Tham dự hội thảo có 30 nông dân là những hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.