Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bàn Cách Cứu Cá Tra

Bàn Cách Cứu Cá Tra
Ngày đăng: 18/06/2012

Ngày 13/6, đại diện các Bộ NN&PTNT, Tài chính, Ngân hàng phát triển và Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) họp kín bàn biện pháp cứu ngành sản xuất cá tra. Khả năng sẽ có khoảng 30% DN đang nợ lớn, ngân hàng chấp nhận bán lỗ...

40% DN rời thị trường

Theo Vasep, năm tháng đầu năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2,3 tỷ USD, tăng hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, hiện ngành thủy sản gặp rất nhiều khó khăn về nguyên liệu, vốn, thị trường, tính cạnh tranh, lợi nhuận giảm. Trong quý I năm nay, số DN tham gia xuất khẩu thủy sản giảm 330, chỉ còn hơn 470 DN, giảm hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang EU, thị trường lớn nhất trong số 130 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam đã giảm 7,9% so cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này cũng giảm gần 5% (còn 19,7%).

Hai mặt hàng chủ lực là tôm và cá tra đều giảm mạnh. Một số hải sản khác như cá ngừ, mực, bạch tuộc sang thị trường này vẫn khả quan.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Cty CP Hùng Vương, Phó chủ tịch Vasep cho biết, do việc thắt chặt tín dụng, lãi suất bị đẩy lên cao.

Do vậy, các DN buộc phải bán tháo nguyên liệu dưới giá thành, lấy tiền trả nợ ngân hàng, tránh quá hạn. "Con cá tra Việt Nam VN chết vì chính sách tiền tệ. Lãi suất, chi phí 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái đội lên gấp đôi. Chẳng hạn lãi 6 tháng đầu năm ngoái ở biên độ 12 - 13%, nhưng 6 tháng đầu năm nay đã nhảy lên 19 - 20%, cùng với thuế môi trường, xăng dầu, điện, chi phí lao động tăng lên... Như vậy, chi phí tăng, đồng vốn bơm ra không đủ, nên DN nào lệ thuộc vốn vay của ngân hàng thì chắc chết luôn".

Theo Vasep, hiện chỉ có khoảng 30% số nhà máy chế biến thủy sản tôm và cá hoạt động được 70% công suất trở lên, 30% còn lại hoạt động chưa đến 50% công suất, 20% hoạt động chưa đến 30% công suất/ngày, 20% còn lại gần không như không hoạt động.

Phân nhóm DN để cứu

Hiện Vasep đang chia các DN hoạt động trong ngành làm 3 nhóm để tái cấu trúc. Theo đó, nhóm I, là nhóm đang phát triển và làm ra lợi nhuận, chiếm khoảng 20% số DN, là những DN đầu tư đúng hướng vào ngành nghể thủy sản (nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu…), có tỷ lệ vốn vay gấp 2 lần vốn tự có. Riêng cá tra, có 70 DN, thì mới chỉ khoảng 15 DN nằm trong nhóm này.

Nhóm 2 là nhóm "có một đồng, đi vay tới 4 đồng”, hiện gặp khó khăn, chiếm tới 50%.

"Tỷ lệ vốn vay như vậy thì làm không đủ trả lãi suất. Chưa kể, việc anh dùng vốn ngắn hạn, anh đầu tư sang dài hạn. Chúng tôi đang đề nghị ngân hàng tái cấu trúc vốn cho họ, có thể chuyển vốn thành trung hạn. Vốn lưu động ngắn hạn của DN đang thiếu, ngân hàng có thể bơm thêm cho họ hoạt động, từng bước ngân hàng thu hồi lại nợ", ông Minh nói.

Số còn lại khoảng 30%, gần như lệ thuộc hoàn toàn vào vốn vay. Nhóm này, Vasep đề nghị ngân hàng chấp nhận lỗ, bán nhà máy của DN để thu hồi nợ cho nhóm I, vừa giải quyết được duy trì sản xuất được nhóm 3, lao động, mà ngân hàng có khả năng thu hồi nợ.

Trao đổi với Tiền Phong sau cuộc họp, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, kiêm Tổng cục trưởng Thủy sản cho biết, khó khăn của ngành thủy sản đã được nhìn thấy. Bộ NN&PTNT đang làm việc với Vasep, các bộ, ngân hàng, để tìm giải pháp.

Tuy nhiên, việc đưa ra các chính sách cho người nuôi và DN cần phải thận trọng, để không vi phạm các nguyên tắc quốc tế, không làm méo mó chính sách vĩ mô.

Chìa khóa vẫn là tiếp cận vốn. "Mặc dù ngân hàng có giảm lãi suất, nhưng để người nuôi và DN tiếp cận được vốn không phải là dễ. Hiện nay, niềm tin của ngân hàng với DN chế biến, người nuôi, sau vụ DN thủy sản Bình An vỡ nợ, là không đơn giản. Vì vậy, hiện người nuôi anh nào cũng muốn mua đứt bán đoạn, không cho DN chế biến nợ tiền cá nữa" - ông Tám nói.

Theo ông Tám, về lâu dài, ngành thủy sản cần phải tổ chức lại ở các khẩu xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu trong nước, khoa học kỹ thuật.

Cần tổ chức lại thị trường xuất khẩu, không để một thị trường nhiều DN chào bán giá một cách tự do như hiện nay; thống nhất về chất lượng, thương hiệu cá tra của Việt Nam.

Mặc khác, phải tổ chức lại sản xuất trong nước, theo chuỗi sản phẩm, có cơ chế chia sẻ rủi ro, lợi nhuận giữa các khâu trong chuỗi.

Ngoài ra, về khoa học kỹ thuật, cần tìm cách thay thế toàn bộ giống hiện nay bằng giống chất lượng.

"Có đến 80% DN thủy sản lệ thuộc 100% vốn vay ngân hàng. Trong đó, có hơn 50% DN sử dụng vốn sai mục đích, lấy vốn ngắn hạn, đầu tư sang dài hạn, không quay vòng vốn được, nên lỗ là cái chắc; 30% DN thủy sản vay vốn đầu tư ra ngoài ngành như địa ốc, tài chính…” - Phó Chủ tịch Vasep Dương Ngọc Minh.

Theo khảo sát của Vasep, có đến 90% số DN muốn tăng hạn mức vay vốn (từ 10 - 1.400 tỷ đồng), nhằm bổ sung vốn lưu động cho chế biến, cho nuôi cá tra và mua nguyên nhiên liệu, vật liệu, thức ăn cho vùng nuôi. Gần 54% DN tôm có nhu cầu vay vốn đầu tư cho phát triển (2 đến 300 tỷ đồng).

Có thể bạn quan tâm

Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Để Phát Triển Thủy Sản Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Để Phát Triển Thủy Sản

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam.

21/04/2014
Đưa Vào Hoạt Động Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn Nhất Châu Á Đưa Vào Hoạt Động Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn Nhất Châu Á

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.

21/04/2014
Bắc Kạn Triển Vọng Chăn Nuôi Thỏ Quy Mô Nông Hộ Bắc Kạn Triển Vọng Chăn Nuôi Thỏ Quy Mô Nông Hộ

Nuôi thỏ là một nghề rất mới với người dân miền núi, tuy nhiên với quy trình chăn nuôi khép kín từ cung ứng giống, tập huấn khoa học kỹ thuật đến bao tiêu sản phẩm cho người dân, mô hình chăn nuôi thỏ quy mô nông hộ do Công ty cổ phần thương mại và sản xuất thực phẩm Hà Nội đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người nông dân.

21/04/2014
Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã Sẽ Đẩy Mạnh Phát Triển Các Mô Hình Chăn Nuôi Động Vật Hoang Dã

Giá trị chăn nuôi ĐVHD đem lại vào khoảng 8 tỷ đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do thị trường tiêu thụ sản phẩm ĐVHD không ổn định, nên phong trào chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn huyện có xu hướng giảm về quy mô và giống loài.

21/04/2014
Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo Nhiều Hộ Nuôi Dê Thoát Nghèo

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình nghèo.

21/04/2014