Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu
Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp có trên 30.100ha diện tích gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày (vụ đông xuân hơn 8.800ha, vụ hè thu khoảng 15.500ha, còn lại là vụ thu đông), đạt 84% so với kế hoạch, giảm hơn 2.100ha so với năm 2012.
Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Mô hình sản xuất mè trên đất lúa, sản xuất ớt cay theo hướng an toàn, sản xuất đậu nành kết hợp với bao tiêu sản phẩm...bước đầu giúp nông dân làm quen với quy trình sản xuất mới. Đây là cơ sở để mở rộng diện tích sản xuất trong năm 2014. Nhiều vùng chuyên canh màu ở các huyện: Hồng Ngự, Thanh Bình, Lấp Vò, Châu Thành và Sa Đéc đã có dự án tiếp tục mở rộng diện tích, có tính thâm canh cao hơn và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng. Một số địa phương đã quy hoạch chuyển đổi lúa sang hoa màu do trồng màu lợi nhuận cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014, diện tích hoa màu - cây công nghiệp ngắn ngày toàn tỉnh là gần 37.600 ha, tăng hơn 6.500ha so với năm 2013. Theo đó sẽ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cây hoa màu thông qua xây dựng các mô hình thí điểm, tiến đến nhân rộng đại trà ở các vùng sản xuất tập trung. Mở rộng các hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm hoa màu bằng cách liên kết các doanh nghiệp công ty chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi thủy sản. Ngoài ra, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như bờ bao chống lũ, gắn với giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu cho vùng chuyên canh rau màu...
Có thể bạn quan tâm
"Dăm năm trước, cây lúa đã giải quyết việc thiếu ăn thì cây khoai lang tụt xuống làm lương thực phụ. Nhưng giờ đây khoai lang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trên vùng biển bãi ngang này".
Đã từng tốt nghiệp trường cao đẳng kĩ thuật Hà Nội nhưng lại bén duyên với nghề nuôi gà, đó là chàng thanh niên Lưu Ngọc Linh, thôn Nà Mố, xã Yên Đĩnh (Chợ Mới - Bắc Kạn). Anh là một điển hình được nhiều người trong xã và huyện nể phục bởi khát vọng vươn lên làm giàu của thế hệ trẻ.
Từ ngày 16-5, ngư trường tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một luồng cá nục lớn, với mật độ dày đặc. Các chuyến ra khơi của ngư dân làm nghề vây rút chì đều có lãi cao.
Hiện nay, nông dân huyện Tam Đường (Lai Châu) đang tích cực trồng xen, thâm canh 2 vụ đậu tương/năm tại diện tích đất trống của nương ngô, bờ ruộng, đồi chè và mắc ca chưa phát tán nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao thu nhập gia đình.
Dau một thời gian giá trầm lắng với mức 25 ngàn/kg, dâu tây Đà Lạt đột ngột tăng lên mức 45 - 50 ngàn đồng/kg dâu mỹ đá và 90 - 100 ngàn đồng/kg dâu giống New Zealand. Đây là giá dâu bán xô, dâu mua ngay tại nhà vườn chưa qua tuyển lựa.