Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn

Nông Dân Thị Xã Ngã Năm Bước Vào Mùa Năn
Ngày đăng: 11/07/2014

Đến thời điểm này, nhiều nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đang bước vào mùa trồng năn bộp. Theo đó, với chi phí đầu tư thấp nhưng đem lại thu nhập khá cao cho nhiều nông hộ.

Sau khi thu hoạch lúa Hè Thu thì gia đình anh Lê Văn Sô - khóm Vĩnh Trung, phường 3 đã mạnh dạn chuyển đổi 7 công đất lung phèn sang trồng năn bộp.

Theo anh cho biết, vụ rồi chỉ trồng được 4 công nhưng thu nhập gấp 4 lần so với trồng lúa nên năm nay gia đình tiếp tục chuyển thêm 3 công đất nữa để trồng năn bộp. Hiện tại, hàng ngày gia đình anh nhổ được gần 50 – 60 kg năn, với giá bán cho thương lái mua tại đồng là 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí thu nhập cũng được từ 300 – 400 ngàn đồng/ngày.

Anh Lê Văn Sô bộc bạch thêm, vùng ở đây đất không được tốt do bị nhiễm phèn mặn, làm vụ lúa giữa này thì cũng đâu mấy gì trúng nên tôi mới trồng năn, nhờ vậy mà thu nhập mỗi ngày cũng gần mấy trăm ngàn.

Theo nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm chia sẻ: Với điều kiện thổ nhưỡng là vùng trũng, đất nhiễm phèn nên việc trồng lúa vụ 3 hầu như mang lại hiệu quả không cao.

Do đó, mô hình trồng năn đang được nhiều người nghĩ tới trong những tháng nước nổi và nông nhàn như hiện nay. Thực tế là vậy, chỉ cần tốn gần 1-1,5 triệu đồng/công, nhưng bà con lại thu nhập từ 8–10 triệu đồng/công ở mỗi vụ năn.

Bên cạnh đó, còn tạo công ăn việc làm trong lúc nhàn rỗi khi chờ gieo sạ vụ lúa Đông Xuân tới. Anh Nguyễn Văn Hòa - nông dân khóm 3, phường 1, thị xã Ngã Năm chia sẻ: Hiện tại thì trồng năn chi phí cũng tương đương với một vụ lúa nhưng đem lạo lợi nhuận gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Trong những năm qua, việc chuyển dịch cây trồng vật nuôi phù hợp với đất đai thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường đang được Thị ủy – UBND thị xã quan tâm chỉ đạo và đã có nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi khá hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho nhiều nông hộ.

Theo đó, chính quyền địa phương cũng đang xây dựng kế hoạch rà soát lại quy hoạch từng vùng sản xuất và khuyến khích bà con nên sản xuất theo từng thời điểm để phù hợp với thời tiết và đất đai thổ nhưỡng ở từng vùng. Đồng thời, cũng kết hợp mô hình trồng năn với nuôi các loại cá nước ngọt như: Sặc rằn, cá tra, cá chép và các loại cá khác để tăng thêm thu nhập trên đơn vị diện tích.

Ông Phạm Hùng Anh - Trưởng khóm Vĩnh Trung, phường 3, thị xã Ngã Năm cho biết: Hiện Ban nhân dân khóm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cải tạo vườn tạp, đất lung phèn và đất làm lúa kém hiệu quả sang trồng năn; bên cạnh đó, cũng vận động nhân dân nuôi cá kết hợp để tăng thêm thu nhập cho nông hộ.

Thực tế cho thấy, mô hình trồng năn kết hợp với nuôi cá đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, nhất là vào những tháng nông nhàn như hiện nay; qua đó, vừa góp phần tăng thu nhập vừa giải quyết việc làm cho bà con nông dân trong lúc nhàn rỗi.

Tuy nhiên, bà con cần xác định rõ từng thời điểm và đất đai thổ nhưỡng của từng vùng để sản xuất đạt hiệu quả, tránh trồng tràn lan đại trà theo phong trào sẽ dẫn đến tình trạng thừa hàng dội chợ, làm giảm đi thu nhập cho bà con nông hộ.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học đạt kết quả tốt

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.

24/07/2015
Khóm Tắc Cậu hút hàng Khóm Tắc Cậu hút hàng

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.

24/07/2015
Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng cho lúa

Ốc bươu vàng chủ yếu phá hại lúa và hoa màu trồng dưới nước. Ốc ăn phiến lá và lá nõn cả ngày lẫn đêm, nhưng hoạt động mạnh nhất là lúc sáng sớm và chiều tối.

24/07/2015
Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt Cách tính chữ bột củ mì tươi nông dân luôn bị thiệt

Đã thành thông lệ, khi thương lái hoặc người dân đem củ mì tươi đến bán cho các nhà máy chế biến đều phải qua khâu đo lường (thử) phần trăm chữ bột (điểm) để tính tiền. Nhưng chữ bột được các nhà máy khống chế ở mức tối đa là 30% nên cho dù thực tế chữ bột có cao hơn thì người bán cũng không được hưởng.

24/07/2015
Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng Mua nhầm giống cải, nông dân thiệt hại nặng

Nhiều nông dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vừa bị thiệt hại nặng vì mua nhầm giống cải bẹ trắng. Sau khi mua hạt giống về trồng, bà con mới phát hiện chúng không giống với giống cải bẹ trắng mà bà con thường trồng. Đã vậy, cải lại kém phát triển.

24/07/2015