Mô hình vỗ béo bò thịt ở xã Nhơn Hội cho lợi nhuận cao

Bà con đã chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình kỹ thuật của Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn hướng dẫn. Ngoài thức ăn tinh, chủ hộ tự bổ sung thêm thức ăn như cỏ, rơm, cám, phụ phẩm lấy từ chợ…
Với thời gian vỗ béo ngắn, kỹ thuật nuôi đơn giản dễ áp dụng, sau 3 tháng nuôi trọng lượng của bò tăng 20 - 35kg, lãi khoảng 3 - 3,5 triệu đồng/con; riêng hộ bà Trần Thanh Hà, ở thôn Hội Lợi, sau 3 tháng nuôi vỗ béo, bò tăng trọng 35kg, lãi gần 5 triệu đồng.
Từ thành công của mô hình, Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn đề nghị các chủ hộ tiếp tục nuôi bò vỗ béo, áp dụng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để là nơi trao đổi và hướng dẫn cho các hộ khác nhân rộng mô hình.
Related news

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.

Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.