Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc

Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc
Ngày đăng: 24/03/2013

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Theo giới thiệu, anh Ngọc 28 tuổi, là đoàn viên, thanh niên có mô hình kinh tế tiêu biểu trên địa bàn xã Hậu Thành. Bằng tâm huyết, sự cần cù, chịu thương chịu khó, anh đã sở hữu một mô hình nuôi chim bồ câu với quy mô tương đối lớn. Qua trao đổi, anh cho biết, thấy kinh tế gia đình khó khăn nên ngay từ khi 18 tuổi, anh đã có ý tưởng và bắt đầu nuôi chim bồ câu. Ban đầu nuôi ít, chỉ vài chục đôi thử nghiệm. Sau đó, từ nguồn lãi thu về anh lại đầu tư để mua tiếp con giống và dụng cụ chăn nuôi. Đến nay, anh là một trong những hộ gia đình có số lượng chim bồ câu lớn và cung cấp ra nhiều thị trường trong và ngoài huyện... Hiện gia đình anh đã có trên 200 đôi chim bồ câu, trong đó có hơn 100 đôi chim để thịt, còn lại là chim con và chim giống. Loài bồ câu anh đang nuôi mỗi cặp có thể đẻ từ 8 đến 9 lứa/năm. Theo anh Ngọc, nuôi chim bồ câu không khó, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí nuôi thấp mà lợi nhuận thu về rất khả quan.

Nhận thấy thỏ là con vật dễ nuôi, phù hợp với điều kiện gia đình như không cần diện tích chuồng trại lớn; vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, mặt khác thỏ lại sinh sản nhanh, một lứa thỏ trong vòng 2 tháng đã có thể xuất chuồng... nên anh Ngọc quyết tâm khởi nghiệp với 10 con thỏ giống. Là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi thỏ ở địa phương, anh gặp không ít khó khăn từ kỹ thuật chăm sóc đến phòng dịch bệnh cho thỏ. Anh tích cực học hỏi thêm kiến thức sản xuất từ sách báo, chương trình khuyến nông, học tập kinh nghiệm của các hội viên Hội Nông dân trong xã. Trên cơ sở đó, anh đã tổ chức xây dựng hệ thống chuồng trại, kỹ thuật ghép đôi cho sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại nuôi thỏ thành công ở các xã lân cận... để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Khi đã hội tụ đầy đủ các kiến thức, anh Ngọc đầu tư trên 15 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng nuôi theo một chu trình khép kín. Anh dùng lưới sắt hàn chia thành trên 200 ô nhỏ, mỗi ô rộng khoảng 1 m2, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Để thỏ sinh trưởng, phát triển tốt, tránh được dịch bệnh, anh luôn chú trọng tới khâu vệ sinh chuồng trại và phun thuốc sát trùng quanh khu vực nuôi, thường xuyên tiêm văcxin phòng bệnh bại huyết, cầu trùng, thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng kết hợp thức ăn tinh và thô, có máng nước. Do đó, số lượng thỏ nuôi ngày một tăng. Từ 10 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ đã phát triển lên hơn 200 con, gồm thỏ bố mẹ và thỏ thương phẩm.

Mỗi năm thỏ nái sinh sản 6 lứa, trung bình mỗi lứa từ 7- 8 con,với giá bán 50.000 đồng/con giống. Thỏ thương phẩm, sau 2 tháng đạt từ  2- 2,5 kg giá bán 48.000 - 60.000 đồng/kg. Do chất lượng thỏ đảm bảo nên khách hàng đến mua thỏ giống và thương phẩm ngày một đông. Tận dụng phân thỏ, anh thả gần 2 ngàn con cá tai tượng, hiện tại mỗi con có trọng lượng hơn 1kg. Ngoài ra, anh còn nuôi hơn 300 con gà thịt. Trong quá trình tổ chức sản xuất, anh Ngọc chú trọng tới công tác vệ sinh phòng bệnh. Chuồng trại thường xuyên được phun thuốc khử trùng, sạch sẽ thoáng mát. Các biện pháp chữa bệnh cũng được tiến hành theo quy trình hướng dẫn của cán bộ thú y. Chính vì thế, trong vài năm trở lại đây, anh Ngọc đã hạn chế được tối đa rủi ro do dịch bệnh gây ra trên đàn vật nuôi. Bình quân mỗi năm, anh thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng từ mô hình trên. 'Nếu được các ngành, các cấp hỗ trợ kịp thời, quan tâm hơn nữa về vốn, con giống, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ thì chắc chắn phong trào phát triển kinh tế của thanh niên khối nông thôn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao', anh Ngọc tâm sự.

Anh Trương Văn Hơn - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Hậu Thành nhận xét: Đoàn viên Nguyễn Thái Ngọc là người có tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Anh Ngọc thường xuyên tham dự các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là các mô hình cây, con giống mới để áp dụng vào thực tế sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.

01/09/2015
Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.

01/09/2015
Hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững Hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.

01/09/2015
Trĩu quả nhãn muộn Yên Thế - Bắc Giang Trĩu quả nhãn muộn Yên Thế - Bắc Giang

Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

01/09/2015
Được mùa na dai Được mùa na dai

Làng quê xã Bồ Lý (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) những ngày này đang náo nhiệt, tấp nập vào mùa thu hoạch na, tiếng cười nói của người trồng na và thương lái rộn ràng khắp nơi. Những năm qua, cây na dai là một loại cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.

01/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.