Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc

Mô Hình Vượt Khó Vươn Lên Của Anh Nguyễn Thái Ngọc
Publish date: Sunday. March 24th, 2013

Nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế, chịu khó học hỏi và dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Thái Ngọc (ở ấp Hậu Hoa, xã Hậu Thành, Cái Bè) đã thoát nghèo và bắt đầu làm giàu từ mô hình nuôi thỏ, gà, chim bồ câu và cá tai tượng.

Theo giới thiệu, anh Ngọc 28 tuổi, là đoàn viên, thanh niên có mô hình kinh tế tiêu biểu trên địa bàn xã Hậu Thành. Bằng tâm huyết, sự cần cù, chịu thương chịu khó, anh đã sở hữu một mô hình nuôi chim bồ câu với quy mô tương đối lớn. Qua trao đổi, anh cho biết, thấy kinh tế gia đình khó khăn nên ngay từ khi 18 tuổi, anh đã có ý tưởng và bắt đầu nuôi chim bồ câu. Ban đầu nuôi ít, chỉ vài chục đôi thử nghiệm. Sau đó, từ nguồn lãi thu về anh lại đầu tư để mua tiếp con giống và dụng cụ chăn nuôi. Đến nay, anh là một trong những hộ gia đình có số lượng chim bồ câu lớn và cung cấp ra nhiều thị trường trong và ngoài huyện... Hiện gia đình anh đã có trên 200 đôi chim bồ câu, trong đó có hơn 100 đôi chim để thịt, còn lại là chim con và chim giống. Loài bồ câu anh đang nuôi mỗi cặp có thể đẻ từ 8 đến 9 lứa/năm. Theo anh Ngọc, nuôi chim bồ câu không khó, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, chi phí nuôi thấp mà lợi nhuận thu về rất khả quan.

Nhận thấy thỏ là con vật dễ nuôi, phù hợp với điều kiện gia đình như không cần diện tích chuồng trại lớn; vốn đầu tư thấp, có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, mặt khác thỏ lại sinh sản nhanh, một lứa thỏ trong vòng 2 tháng đã có thể xuất chuồng... nên anh Ngọc quyết tâm khởi nghiệp với 10 con thỏ giống. Là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi thỏ ở địa phương, anh gặp không ít khó khăn từ kỹ thuật chăm sóc đến phòng dịch bệnh cho thỏ. Anh tích cực học hỏi thêm kiến thức sản xuất từ sách báo, chương trình khuyến nông, học tập kinh nghiệm của các hội viên Hội Nông dân trong xã. Trên cơ sở đó, anh đã tổ chức xây dựng hệ thống chuồng trại, kỹ thuật ghép đôi cho sinh sản và phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại nuôi thỏ thành công ở các xã lân cận... để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

Khi đã hội tụ đầy đủ các kiến thức, anh Ngọc đầu tư trên 15 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng nuôi theo một chu trình khép kín. Anh dùng lưới sắt hàn chia thành trên 200 ô nhỏ, mỗi ô rộng khoảng 1 m2, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Để thỏ sinh trưởng, phát triển tốt, tránh được dịch bệnh, anh luôn chú trọng tới khâu vệ sinh chuồng trại và phun thuốc sát trùng quanh khu vực nuôi, thường xuyên tiêm văcxin phòng bệnh bại huyết, cầu trùng, thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng kết hợp thức ăn tinh và thô, có máng nước. Do đó, số lượng thỏ nuôi ngày một tăng. Từ 10 con thỏ giống ban đầu, đến nay đàn thỏ đã phát triển lên hơn 200 con, gồm thỏ bố mẹ và thỏ thương phẩm.

Mỗi năm thỏ nái sinh sản 6 lứa, trung bình mỗi lứa từ 7- 8 con,với giá bán 50.000 đồng/con giống. Thỏ thương phẩm, sau 2 tháng đạt từ  2- 2,5 kg giá bán 48.000 - 60.000 đồng/kg. Do chất lượng thỏ đảm bảo nên khách hàng đến mua thỏ giống và thương phẩm ngày một đông. Tận dụng phân thỏ, anh thả gần 2 ngàn con cá tai tượng, hiện tại mỗi con có trọng lượng hơn 1kg. Ngoài ra, anh còn nuôi hơn 300 con gà thịt. Trong quá trình tổ chức sản xuất, anh Ngọc chú trọng tới công tác vệ sinh phòng bệnh. Chuồng trại thường xuyên được phun thuốc khử trùng, sạch sẽ thoáng mát. Các biện pháp chữa bệnh cũng được tiến hành theo quy trình hướng dẫn của cán bộ thú y. Chính vì thế, trong vài năm trở lại đây, anh Ngọc đã hạn chế được tối đa rủi ro do dịch bệnh gây ra trên đàn vật nuôi. Bình quân mỗi năm, anh thu lãi từ 80 - 100 triệu đồng từ mô hình trên. 'Nếu được các ngành, các cấp hỗ trợ kịp thời, quan tâm hơn nữa về vốn, con giống, khoa học kỹ thuật, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ thì chắc chắn phong trào phát triển kinh tế của thanh niên khối nông thôn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao', anh Ngọc tâm sự.

Anh Trương Văn Hơn - Bí thư Đoàn Thanh niên xã Hậu Thành nhận xét: Đoàn viên Nguyễn Thái Ngọc là người có tinh thần ham học hỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Anh Ngọc thường xuyên tham dự các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là các mô hình cây, con giống mới để áp dụng vào thực tế sản xuất.


Related news

Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm Dinh Dưỡng Phù Hợp Cho Lúa Thơm

Khi bón phân cho lúa thơm, bà con đặc biệt chú ý không bón thừa phân đạm. Nguyên tắc bón theo nhu cầu của cây lúa vào các thời điểm sinh trưởng.

Friday. August 23rd, 2013
Giúp Dân Vùng Thủy Điện Phát Huy Lợi Thế Giúp Dân Vùng Thủy Điện Phát Huy Lợi Thế

Các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đã chủ động xây dựng kế hoạch vận động hội viên, ND phát huy nội lực, xây dựng bản làng ấm no, ổn định và phát triển.

Friday. August 23rd, 2013
Hơn 60% Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Lãi Hơn 60% Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Có Lãi

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải – Trà Vinh, tính đến ngày 21/8/2013, trên địa bàn huyện có 644 hộ thả nuôi hơn 225 triệu con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 412 hécta. Tập trung nhiều tại các xã Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn.

Saturday. August 24th, 2013
Nông Dân Thua Lỗ Vì Chồn Nhung Nông Dân Thua Lỗ Vì Chồn Nhung

Những người nông dân huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã nuôi giấc mộng làm giàu từ một loài vật nuôi có cái tên lạ hoắc: Chồn nhung. Sự thật về loài vật nuôi này hiện nay đang ra sao? Liệu chúng có đáng giá đến mức người nông dân phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua về nuôi? Loài vật nuôi ngoại nhập này đã dấy lên một cơn sốt chồn nhung đen tại miền Bắc, khi mà nhiều đối tượng bán hàng đa cấp trục lợi đang thổi giá bán lên hàng triệu đồng mỗi đôi.

Saturday. August 24th, 2013
Trồng Tần Dày Lá Tắc Đầu Ra Trồng Tần Dày Lá Tắc Đầu Ra

Ông Đào Văn Măng (ngụ ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thành, Châu Thành - An Giang) trồng khoảng 1.200m2 tần dày lá đến thời điểm thu hoạch, nhưng không có đầu ra.

Saturday. August 24th, 2013