Mô Hình Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Sẽ Được Nhân Rộng

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.
Mô hình được nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn cùng các loại vật tư khác; chủ hộ thực hiện mô hình đầu tư vốn xây dựng khung giàn và mái che cho ao nuôi tôm. Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS đã tổ chức tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm trong nhà cho chủ hộ và bà con nuôi tôm tại xã Mỹ Thắng.
Kết quả, với mật độ thả giống 840 con/m2, tổng số tôm giống thả tại mô hình là 504.000 con (tôm giống đạt tiêu chuẩn PL12); sau 32 ngày ương nuôi, tỉ lệ tôm sống 95%, sản lượng tôm giống thu được là 478.800 con với kích cỡ tôm đạt từ 210-420 con/kg; tôm phát triển khỏe mạnh đủ điều kiện để đưa ra ao nuôi thương phẩm.
Qua hội thảo, các đại biểu tham dự đã đánh giá cao kết quả đạt được từ mô hình: Vốn đầu tư xây dựng mái che không lớn, kỹ thuật nuôi ương không phức tạp hơn so với nuôi tôm thương phẩm, nhưng tỉ lệ tôm sống cao hơn thấy rõ, tôm giống khỏe mạnh hơn, hạn chế được hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống.
Từ kết quả bước đầu này, trong thời gian tới, Trung tâm KNKN và Trung tâm GTS sẽ đề nghị Sở NN-PTNT cho phép mở rộng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới này để người nuôi tôm ở các địa phương trong tỉnh ứng dụng vào sản xuất, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập và phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm

UBND huyện Yên Lập phối hợp với Công ty TNHH Cường Tân tổ chức tổng kết mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 do Việt Nam sản xuất, áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI).

UBND huyện Tam Nông vừa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ đông xuân 2014 - 2015, triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2015.

Sáng 3-6, Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu 2 cho biết lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu đi Mỹ (1 tấn) đã đến nơi an toàn và được nhà nhập khẩu đánh giá chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.

Nhằm đảm bảo nguồn gen và chủ động nguồn giống để phát triển vùng sâm Ngọc Linh, huyện Nam Trà My đang tiến hành các bước để thành lập vườn sâm gốc trên diện tích 100ha tại xã Trà Linh.

Học và làm theo Bác từ những công việc nhỏ, hoàn thành tốt công việc của mình đang làm, trở thành phương châm hoạt động và làm việc của Hội nông dân xã Đức Nhuận, để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.