Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Rau Sắng Tại Hương Sơn, Mỹ Đức Lợi Ích Kép

Mô Hình Trồng Rau Sắng Tại Hương Sơn, Mỹ Đức Lợi Ích Kép
Ngày đăng: 25/03/2014

Không biết từ khi nào, rau sắng đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này.

Những năm gần đây, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tích cực phát triển mô hình trồng rau sắng gắn với bảo vệ rừng giúp người dân nâng cao thu nhập. Quan trọng hơn, đây còn là phương án bảo tồn nguồn gene quý của loại đặc sản này.

Giá trị kinh tế cao

Với diện tích 1ha rau sắng 10 năm tuổi, hàng năm, gia đình anh Nguyễn Văn Lâm, thôn Đục Khê, xã Hương Sơn luôn có thu nhập ổn định. Hiện nay, vườn rau sắng nhà anh cho thu hoạch khoảng 50 - 60kg/vụ.

Với giá bán trung bình từ 250.000 - 1.000.000 đồng/kg, gia đình anh có thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm. Tương tự, gia đình chị Trịnh Thị Chính ở thôn Yến Vỹ đang nhận giao khoán 91ha rừng từ Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng Hương Sơn, trong đó có khoảng 3ha trồng rau sắng xen kẽ với tre, bương.

Ngoài thu nhập từ rừng, mỗi năm, gia đình chị còn thu nhập khoảng 60 triệu đồng từ rau sắng. "Cây rau sắng rất khó trồng, nhưng lại không tốn nhiều công chăm sóc, trong khi giá trị kinh tế cao nên hầu hết các hộ dân ở đây đều trồng với diện tích lớn" - chị Chính chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Duy Giáp - Giám đốc BQL rừng đặc dụng Hương Sơn, rau sắng vốn là cây mọc tự nhiên trên vách đá. Không giống như các loại rau khác, rau sắng từ khi trồng đến khi được thu hoạch lần đầu phải mất ít nhất 5 năm, những năm tiếp theo mới cho thu hoạch ổn định. "Do phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nên chỉ ở núi rừng Hương Sơn, rau sắng mới sinh trưởng, phát triển và cho chất lượng tốt nhất" - ông Giáp khẳng định.

Ông Vương Văn Hiến - Bí thư Đảng ủy xã Hương Sơn cho biết, thời gian thu hoạch rau sắng rất ngắn. Một năm chỉ có một mùa, bắt đầu từ trung tuần tháng Hai đến hết tháng 3 âm lịch. Lúc đầu mùa, giá bán rau sắng lên tới 1 triệu đồng/kg.

Do vậy, ngoài những diện tích rừng do BQL rừng đặc dụng Hương Sơn giao cho các hộ dân, nhiều gia đình còn chủ động trồng rau sắng trên diện tích đất rừng của cha ông để lại. Hiện nay, cả xã Hương Sơn có hơn 30 hộ trồng rau sắng, với số lượng hàng ngàn cây có độ tuổi từ 8 - 40 năm đang cho thu hoạch. Trung bình mỗi năm, toàn xã thu được hàng tỷ đồng nhờ phát triển loại cây đặc sản này.

Tiếp tục nhân rộng

Để khôi phục và phát triển cây rau sắng, Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với BQL rừng đặc dụng Hương Sơn lập dự án "Khôi phục, cải tạo và phát triển một số cây đặc sản quý hiếm, đặc hữu tại rừng đặc dụng Hương Sơn", trong đó có cây rau sắng.

Dự án được triển khai trên diện tích khoảng 250ha, trong đó, chỉ tính riêng diện tích cây rau sắng trồng mới khoảng 170ha và cải tạo là 30ha. Trong quá trình triển khai dự án, BQL thường xuyên mở các lớp tập huấn, cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nông dân nhằm khuyến khích bà con mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Ông Nguyễn Duy Giáp cho biết, cây rau sắng không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương, mà còn có tác dụng nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển rừng.

Do đó, việc khôi phục, cải tạo và phát triển loại cây này là rất cần thiết. Tuy nhiên, rau sắng hiện chỉ được bán tại địa phương, chủ yếu phục vụ cho du khách trẩy hội nên chưa có cơ hội vươn ra thị trường tại các tỉnh, thành lân cận. Thêm nữa, trong quá trình thực hiện dự án, xã Hương Sơn còn gặp không ít khó khăn về kinh phí cho đầu tư, hỗ trợ người dân mở rộng diện tích.

Xã Hương Sơn cần tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế gắn với phát triển rừng. Đặc biệt, coi cây rau sắng là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp du lịch hiệu quả.

Cùng với đó, BQL rừng đặc dụng Hương Sơn phối hợp chặt chẽ với địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời, tiếp tục hỗ trợ đối với các hộ dân nhận giao khoán rừng để người dân thêm "yêu" rừng, tích cực bảo vệ và chăm sóc rừng - Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Long Khuyến Khích Đa Dạng Mô Hình Nuôi Thủy Sản Vĩnh Long Khuyến Khích Đa Dạng Mô Hình Nuôi Thủy Sản

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, từ nay đến năm 2015, sẽ tập trung cho gia tăng nuôi trồng thủy sản hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

04/08/2014
Cuối Vụ, Xoài Cát Hòa Lộc Giá Cao Đến 110.000 Đồng/kg Cuối Vụ, Xoài Cát Hòa Lộc Giá Cao Đến 110.000 Đồng/kg

Khảo sát thị trường vào ngày 18/7 cho thấy một số trái cây đang có giá cao. Xoài cát Hòa Lộc có giá 90.000-110.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng 50.000 đồng/kg, măng cụt, trái vải 35.000-40.000 đồng/kg. Thời điểm chính vụ, giá các loại nông sản này không quá 30.000 đồng/kg.

19/07/2014
“Vua Tôm” Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía “Vua Tôm” Võ Hồng Ngoãn Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Từ Bã Mía

Do đó, cái khó của người nuôi tôm là càng nuôi lâu trên một diện tích đất thì sẽ càng tăng chi phí và tỷ lệ thành công giảm xuống. Đã có nhiều nông dân phải bỏ ao một thời gian dài hoặc tìm một mô hình khác thay thế cho con tôm công nghiệp

04/08/2014
Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm Chặn Cửa Thương Lái Trung Quốc 'Gom' Tôm

Cùng thời điểm này năm ngoái, các nhà máy chế biến tôm ở đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng vì mất nguyên liệu vào tay Trung Quốc. Trung bình mỗi ngày, có tới trên dưới 300 tấn tôm nguyên liệu bị mua gom chở về Trung Quốc. Nay thì khác, nhà máy vẫn chạy phà phà, còn những ông chủ của nó vẫn có thể thoải mái nhâm nhi ly cà phê, tám chuyện.

19/07/2014
Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi Nhắm Mắt Tìm Vận May Nghịch Lý Vùng Nuôi

Không thể phủ nhận hiệu quả của việc nuôi tôm: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nuôi. Nhưng với kiểu “mạnh ai nấy đào ao thả tôm” như hiện nay đã khiến rủi ro gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường, dân sinh. Có điều không biết vô tình hay hữu ý mà người dân bỏ qua điều này, cứ nhắm mắt theo con tôm để tìm vận may...

04/08/2014