Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình

Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình
Ngày đăng: 27/06/2011

Thanh Bình là huyện có diện tích trồng rau nhút rất lớn, diện tích bình quân hàng năm lúc chính vụ (mùa nước lũ) từ 100 – 120 ha.

Mùa vụ rau nhút nơi đây bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, lúc này những vùng đất thấp ngập nước dọn sạch cỏ lên đê xung quanh để giữ nước sau đó người ta tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy rau nhút nên thường xuyên chú ý đến mực nước trong ruộng tốt nhất từ 30-50 cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô rau nhút chậm phát triển. Đất "lung" trồng sẽ thuận lợi vì không sợ khô nước. Trồng rau nhút cần diệt sạch ốc bươu vàng, đây là đối tượng gây hại rất lớn cho rau nhút, và định kỳ phun phân bón lá cho rau mau phát triển (7 – 10/lần).

Sau khi trồng từ 1,5 tháng là tiến hành thu hoạch. Sau đó từ 7-10 ngày thu hoạch một lần, có thể kéo dài thời gian thu hoạch từ 4-5 tháng tùy theo mức độ chăm sóc, kỹ thuật trồng của từng người.

Sau mỗi đợt hái cần tiến hành phun phân bón lá nhằm giúp cây lấy lại sức và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mau ra đọt non. 1000m2 rau nhút có thể thu hoạch từ 1,5-2 tấn, với giá bán bình quân từ 2.500- 3.500kg thì có thể thu về từ 4.000-5.000 triệu đồng, trồng rau nhút chi phí rất thấp chủ yếu là công thu hoạch, vừa giải quyết việc làm thời gian nhàn rỗi mùa lũ vừa tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

Những năm gần đây nhiều nông dân trồng rau nhút mùa nghịch bán được giá, mang lại thu nhập khá cao cho người dân.

Anh Trần Thanh Danh ấp Nam xã Tân Thạnh với diện tích 3.000 m2 lên bờ bao xung quanh giữ mức nước sâu khoảng 80 cm để trồng rau nhút mùa nghịch cho biết: Với 3.000 m2 trồng rau nhút cứ 10 ngày thu hoạch một lần trung bình từ 350 – 400kg. giá bán 4.500 đ/kg thu được từ 1.500.000 – 1.800.000 đ/đợt tính đến nay anh thu hoạch trên 3 tháng nhưng rau nhút của anh còn rất tốt. Rau nhút mùa nghịch tuy có khó trồng và chi phí nhiều hơn mùa lũ nhưng bán được giá cao, vừa hái ra đã có thương lái đến cân tại ruộng với giá 4.500 đ/kg, nếu gia đình có điều kiện đem bán ở chợ thì rau nhút có giá từ 5.000-6.000/kg. Anh cho biết thêm ngoài bán rau chợ anh còn bán rau nhút giống cho nông dân xung quanh trồng vừa tăng thu nhập vừa cải tạo lại ruộng rau nhút.

Đây là mô hình góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho nông dân trong thời gian nhàn rỗi, đồng thời tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích


Có thể bạn quan tâm

Nhím Nuôi Rớt Giá Nhím Nuôi Rớt Giá

Trong thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi nhím trên địa bàn xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đang phải chịu cảnh “khủng hoảng thừa” vì không thể bán được nhím.

26/09/2012
Giá Ca Cao Giảm Mạnh Ở Lâm Đồng Giá Ca Cao Giảm Mạnh Ở Lâm Đồng

Bắt đầu từ nay, một số vườn ca cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thu hoạch vụ chính thức đầu tiên. Hiện cả tỉnh Lâm Đồng đã trồng được 1.573 ha ca cao, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; khoảng một nửa diện tích này bắt đầu cho trái bói (diện tích kinh doanh chính thức còn tương đối ít).

26/09/2012
Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc, Đậu Tương Xen Bạch Đàn Hiệu Quả Mô Hình Trồng Lạc, Đậu Tương Xen Bạch Đàn

Bằng nguồn vốn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ Hè Thu năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án 'Lâm nông kết hợp trên đất dốc', qui mô 45 ha tại 4 bản của xã Si Pa Phìn gồm Tân Hưng, Tân Lập, Nậm Chim, Pú đao, với 50 hộ tham gia.

26/09/2012
Cao Su Rớt Giá, Người Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su Rớt Giá, Người Dân Chặt Bỏ Cây

Tại thời điểm này, giá mủ cao su chỉ bằng mức 1/2 năm 2011. Trong khi đó, hiện lượng mủ tồn đọng ở các công ty cao su rất lớn.

27/09/2012
Nuôi Cá Tra Trở Lại Thời Thức Ăn Tự Chế Nuôi Cá Tra Trở Lại Thời Thức Ăn Tự Chế

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.

27/09/2012