Giống Cây Ăn Trái Rộng Đầu Ra
Thị trường cây giống ở ĐBSCL đang hút hàng, giá tăng mạnh, nhờ XK thuận lợi sang Campuchia, Lào, Trung Quốc…
Ông Phạm Hồng Sơn, chủ cơ sở sản xuất cây giống Mười Sơn, ấp Sơn Lân, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cây giống liên tục tăng giá với mức bình quân khoảng 40 – 60% tùy từng loại giống cây. Sầu riêng loại I từ mức giá 22.000 đ/cây nhảy vọt lên 30.000 – 35.000 đ/cây; xoài loại I từ mức giá 14.000 đ/cây tăng lên 26.000 đ/cây; dừa từ mức 20.000 đ/cây tăng lên 30.000 đ/cây, cam sành từ mức 8.000 đ/cây tăng lên 13.000 đ/cây…
Hiện tại, cây giống loại I đã gần như không còn nguồn để cung ứng theo đơn đạt hàng từ phía thương nhân Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng sản lượng cây giống đã XK theo đường tiểu ngạch từ đầu năm đến nay ước tính chiếm khoảng 50% trong tổng số khoảng 18 triệu cây giống được các nhà vườn Chợ Lách sản xuất hàng năm.
Cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây ăn trái Thùy Trang, ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre) đã liên kết được với thương nhân người Trung Quốc nên trong thời gian qua đã và đang thu gom số lượng lớn cây giống cho trái ngon như: Măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, xoài cát Hòa Lộc, mít…, XK sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, chủ cơ sơ sản xuất cây giống Thanh Sơn, ấp Phú Đa, xã Phú Phụng (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết thêm: Thương nhân Trung Quốc đang thu mua rất nhiều chủng loại cây giống trái ngon của Việt Nam. Và để đi trót lọt qua các cửa khẩu thì tất cả các cây giống đều gắn nhãn “cây giống kém chất lượng”, khi đó mới được xuất ra nước ngoài. Tất cả cây giống xuất sang Trung Quốc được chở bằng container đến tận cửa khẩu Lạng Sơn, được thương nhân nước ngoài nhận hàng ngay.
Ông Trịnh Văn Bình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại cây giống và hoa kiểng Bảy Bình, ấp Phú Long, xã Hưng Khánh Trung B (Chợ lách, Bến Tre) cho biết: "Thị trường cây giống hút hàng, giá tăng tăng mạnh, đến mức ngoài tầm kiểm soát của các cơ sở kinh doanh giống cây ăn trái, nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở buôn bán cây giống.
Bởi nhiều cơ sở phải chấp nhận thua lỗ để giao đủ số lượng cây giống theo hợp đồng đã ký với các dự án (đầu vụ ký hợp đồng, tạm ứng tiền với giá thấp, đến thời giao cây gống giá tăng cao). Hiện tại, cây giống loại I hầu như đã cạn nguồn, chỉ còn loại II. Vì vậy nếu nhà vườn có nhu cầu mua cây giống phát triển sản xuất thì phải hết sức thận trọng, để tránh mua nhầm giống kém chất lượng".
Có thể bạn quan tâm
Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.
Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), hoạt động nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của chàng trai trẻ Dương Văn Chính (ngụ tại phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).
Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.