Mô hình trồng rau ngót dưới tán cây hồ tiêu
Mô hình đã được ông Khoa áp dụng hơn 4 năm nay. Điều khá bất ngờ là từ khi trồng rau ngót, vườn tiêu nhà ông ngày càng thêm xanh tốt và cho năng suất cao hơn mọi năm do cây tiêu hưởng được nguồn phân và nước từ việc chăm sóc cây ngót. Bên cạnh lợi nhuận thu được từ hạt hồ tiêu, mỗi năm gia đình ông còn thu hoạch được 6 - 7 vụ rau ngót. Mỗi đợt thu hoạch, vườn ngót nhà ông cho năng suất đạt được trên 2 tấn. Chỉ tính giá bình quân từ 5.500 - 5.700 đồng/kg rau ngót như hiện nay, mỗi vụ gia đình ông thu lợi trên 10 triệu đồng.
Ông Khoa cho biết, khi trồng cây ngót, cần chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10 - 15cm để trồng. Mỗi hốc đặt 2 đoạn cành nằm nghiêng, vùi đất sâu 2/3 rồi lấp kỹ để cây nảy nhiều chồi. Khi cây rau ngót đã lên xanh tốt thì cứ cách 5 - 7 ngày tưới một lần bằng cách dùng phân chuồng hoai mục + 3% đạm urê pha loãng tưới đẫm vào gốc sau khi đã làm cỏ và xới đất và chỉ 50 ngày sau là có thể cắt hái được lứa đầu tiên, sau đó tiếp tục chăm sóc các lứa tiếp theo có thể thu hái từ 35 - 40 ngày/lần. Đến thời điểm cuối năm, vào tháng 11 - 12, khi thấy cây đã cao, lá hơi vàng và ít lá, là thời kỳ cây ngừng sinh trưởng, cần dùng dao, kéo sắc cắt sát gốc 5 - 7cm rồi tỉa thưa bớt các gốc già, sau đó bón thêm nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục với một ít đạm, lân, kali trộn đều, lấp đất lại và tưới đủ ẩm để qua xuân cây lại lên các đợt chồi mới khỏe hơn, vườn rau ngót lại được trẻ hóa, sung sức hơn.
Cung theo ông Khoa, rau ngót có thể thu hoạch liên tục trong khoảng 5 - 7 năm mới phải trồng lại nếu được chăm sóc tốt. Khi ruộng rau đã già cỗi thì cắt đốn toàn bộ để trồng lại vào tháng 5, tháng 6 trước khi mùa mưa đến là thời điểm tốt nhất trong năm vì cây nhanh ra rễ và đỡ tốn công tưới. Hiện, gia đình ông có thu nhập quanh năm, không phải mượn ăn trước rồi trông chờ vào vụ thu hoạch tiêu như mọi năm. Từ ngày có thêm thu nhập từ việc bán rau ngót, kinh tế gia đình ông Khoa cũng dần khá lên, ông mạnh dạn đóng góp một lần 30 triệu đồng cho khoản tiền xã hội hóa giao thông nông thôn.
Tham quan mô hình trồng rau ngót dưới tán tiêu của nhà ông Khoa, nhiều nông dân trong vùng nhìn nhận: mô hình này trồng chơi mà ăn thiệt nên sẽ về áp dụng trồng trên vườn tiêu nhà mình để nâng cao thu nhập.
Có thể bạn quan tâm
Chứng kiến khu trang trại mênh mông, với những ao nuôi cá cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, ít ai nghĩ người gây dựng nên cơ nghiệp này lại là một phụ nữ tuổi ngoài 50. Bà chủ của trang trại ấy là Nguyễn Thị Liệu, thôn Yên Lạc, xã Đồng Văn (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc).
Những ngày này, về xã Thạnh Mỹ (Tân Phước - Tiền Giang), nhìn những trái khóm (miền Bắc gọi là dứa, miền Trung gọi là thơm) phụng, khóm son màu sắc rực rỡ, hình dáng độc đáo vươn mình trong nắng ấm, chúng tôi cảm nhận dường như không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần. Hiện, bà con đang tất bật chăm sóc để kịp cung ứng cho thị trường trái cây trưng mâm ngũ quả ngày Tết.
Trồng sầu riêng trong vườn nhà, bón phân dơi và áp dụng kỹ thuật tốt, ông Lê Văn Sáu (65 tuổi), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có thu nhập hàng tỷ đồng.
“Phi thương bất phú”, bởi vậy ở cái tuổi 76 ông Phạm Văn Chép thôn Trung tâm xã Hợp Thịnh - Hiệp Hòa (Bắc Giang) vẫn quyết tâm làm kinh tế, phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng cây lẫy gồ, cây ăn quả, nuôi gia cầm và đã cho thu bạc tỷ mỗi năm.
So với cấy lúa, trồng ngô ở vùng nông thôn thì trồng cây phật thủ cho thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần. Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Khuyên xóm Thông, Hợp Thịnh, Kỳ Sơn (Hòa Bình) nhờ cây trồng này mà đưa cuộc sống của gia đình từ khó khăn vươn lên làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương.