Chi 4,8 tỷ đồng nhập 80 heo giống siêu năng suất
Chia sẻ với VnExpress.net, ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam Bộ cho biết, hiệp hội cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa có chuyến công tác tại 4 nước châu Âu là Đan Mạch, Anh, Pháp, Đức để xúc tiến mua con giống Dambred nổi tiếng nhất thế giới về năng suất nhằm cải thiện thay thế dần đàn heo giống tại Việt Nam kém hiệu quả do thoái hóa gen.
Tại buổi làm việc, phía Đan Mạch và Bộ Nông nghiệp đã đàm phán xong về chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo nhân sự quản lý trình độ cao và cung cấp con giống Dambred giữa 2 nước. Đặc biệt, cũng tại buổi họp này, lần đầu tiên hợp đồng ký kết nhập 80 con giống Dambred giữa Dambred International và Công ty cổ phần chăn nuôi Duy Cường đã được hoàn tất.
Lô heo giống có giá trị 200.000 Euro (hơn 4,8 tỷ đồng, chưa bao gồm phí nhập khẩu) sẽ về đến Việt Nam vào giữa tháng 6 qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Đây cũng là lô hàng nhập lớn nhất từ trước đến nay về giống heo này.
Trong quá trình nuôi và gây giống, toàn bộ số heo nái này sẽ được gắn chip điện tử để máy tính nhận diện, định lượng chính xác số lượng thức ăn, kiểm soát sức khỏe vật nuôi qua từng khẩu phần ăn được lập trình riêng cho mỗi con theo từng thể trạng thích hợp. Phương pháp này sẽ tạo ra sự đồng đều cao trong đàn, giúp cảnh báo sớm heo có dấu hiệu bệnh, sốt về máy tính trung tâm để xử lý kịp thời.
Lý giải cho việc nhập giống heo siêu năng suất này, ông Long cho hay, hiện nay heo giống của Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, trong khi các quốc gia như Thái Lan, Malaysia… cũng đã nhập loại này.
Ưu điểm của con giống Dambred là tỷ lệ đẻ sai, thời gian nuôi ngắn ngày, nhanh lớn và tiết kiệm cám. Trung bình cứ 6 tháng là loại heo này sinh sản. Nếu giống heo thông thường của Việt Nam có tỷ lệ đẻ 25 con một năm thì loại này cho số lượng lên tới 35 con.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi 5 sào ruộng cấy lúa hay bị thiếu nước, năng suất bấp bênh sang trồng bí cao sản Đài Loan, anh Hoàng Văn Dũng ở thôn Hà Am, xã Cao Xá (Tân Yên - Bắc Giang) có thu nhập vài chục triệu đồng mỗi vụ.
Đến nay, tổ hợp tác sản xuất chôm chôm Tiên Phú (xã Tiên Long, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã có khoảng 60 container chôm chôm “bay” ra thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ. Cũng từ tổ hợp tác này, lần đầu tiên trái chôm chôm của Bến Tre đã tự hào bay xa và hội nhập. Anh Nguyễn Hữu Tâm là người đã ghi công đầu trong việc mở đường cho mặt hàng này xuất khẩu.
Nghề sản xuất nghêu giống mang lại thu nhập cao cho nông dân (Ảnh chụp tại trại nghêu giống ông Trần Văn Vinh – xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang)
Từ đầu năm đến nay, hầu hết các loại nông sản đều giảm giá mạnh, nhưng cam sành vẫn giữ được giá cao với gần 30.000 đồng/kg nên rất nhiều người đã đốn nhãn, dừa.
Trong những năm qua, để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Văn Bàn (Lào Cai) đã tập trung hỗ trợ nông dân về kỹ thuật sản xuất; cách phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng mô hình trình diễn. Mặc dù qua đánh giá, các mô hình trình diễn đều mang lại hiệu quả cao, người dân rất phấn khởi tham gia, nhưng khả năng nhân rộng lại hạn chế. Nguyên nhân là do khó tìm được đầu mối cung ứng giống, đòi hỏi đầu tư, thâm canh cao, thị trường tiêu thụ không ổn định... Những khó khăn đó đòi hỏi khi xây dựng mô hình cần phải tìm hiểu kỹ để khắc phục những hạn chế trên.