Mô hình trồng rau ngót dưới tán cây hồ tiêu

Mô hình đã được ông Khoa áp dụng hơn 4 năm nay. Điều khá bất ngờ là từ khi trồng rau ngót, vườn tiêu nhà ông ngày càng thêm xanh tốt và cho năng suất cao hơn mọi năm do cây tiêu hưởng được nguồn phân và nước từ việc chăm sóc cây ngót. Bên cạnh lợi nhuận thu được từ hạt hồ tiêu, mỗi năm gia đình ông còn thu hoạch được 6 - 7 vụ rau ngót. Mỗi đợt thu hoạch, vườn ngót nhà ông cho năng suất đạt được trên 2 tấn. Chỉ tính giá bình quân từ 5.500 - 5.700 đồng/kg rau ngót như hiện nay, mỗi vụ gia đình ông thu lợi trên 10 triệu đồng.
Ông Khoa cho biết, khi trồng cây ngót, cần chọn những đoạn thân, cành bánh tẻ cắt thành hom dài 10 - 15cm để trồng. Mỗi hốc đặt 2 đoạn cành nằm nghiêng, vùi đất sâu 2/3 rồi lấp kỹ để cây nảy nhiều chồi. Khi cây rau ngót đã lên xanh tốt thì cứ cách 5 - 7 ngày tưới một lần bằng cách dùng phân chuồng hoai mục + 3% đạm urê pha loãng tưới đẫm vào gốc sau khi đã làm cỏ và xới đất và chỉ 50 ngày sau là có thể cắt hái được lứa đầu tiên, sau đó tiếp tục chăm sóc các lứa tiếp theo có thể thu hái từ 35 - 40 ngày/lần. Đến thời điểm cuối năm, vào tháng 11 - 12, khi thấy cây đã cao, lá hơi vàng và ít lá, là thời kỳ cây ngừng sinh trưởng, cần dùng dao, kéo sắc cắt sát gốc 5 - 7cm rồi tỉa thưa bớt các gốc già, sau đó bón thêm nhiều phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục với một ít đạm, lân, kali trộn đều, lấp đất lại và tưới đủ ẩm để qua xuân cây lại lên các đợt chồi mới khỏe hơn, vườn rau ngót lại được trẻ hóa, sung sức hơn.
Cung theo ông Khoa, rau ngót có thể thu hoạch liên tục trong khoảng 5 - 7 năm mới phải trồng lại nếu được chăm sóc tốt. Khi ruộng rau đã già cỗi thì cắt đốn toàn bộ để trồng lại vào tháng 5, tháng 6 trước khi mùa mưa đến là thời điểm tốt nhất trong năm vì cây nhanh ra rễ và đỡ tốn công tưới. Hiện, gia đình ông có thu nhập quanh năm, không phải mượn ăn trước rồi trông chờ vào vụ thu hoạch tiêu như mọi năm. Từ ngày có thêm thu nhập từ việc bán rau ngót, kinh tế gia đình ông Khoa cũng dần khá lên, ông mạnh dạn đóng góp một lần 30 triệu đồng cho khoản tiền xã hội hóa giao thông nông thôn.
Tham quan mô hình trồng rau ngót dưới tán tiêu của nhà ông Khoa, nhiều nông dân trong vùng nhìn nhận: mô hình này trồng chơi mà ăn thiệt nên sẽ về áp dụng trồng trên vườn tiêu nhà mình để nâng cao thu nhập.
Related news

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp phép đầu tư nuôi cá nước lạnh cho Công ty TNHH Kim Sa Thổ, số 107, Tự Phước, phường 11, Đà Lạt.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện Việt Nam đã có 5 DN chế biến cá tra xuất khẩu có vùng nuôi cá tra được thẩm định theo tiêu chuẩn Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) quốc tế.

Doanh nghiệp bảo hiểm thì than thua lỗ, thậm chí vướng phải hiện tượng chưa nhiều nhưng đau đầu là nông dân tìm cách trục lợi qua bồi thường bảo hiểm; nông dân được bảo hiểm thì nói công ty bảo hiểm tìm cách làm khó trong bồi thường, thậm chí ngưng bán hợp đồng bảo hiểm do e ngại rủi ro…

Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng ong lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..