Mô Hình Trồng Khoai Tây Solara Đạt Năng Suất 120 Tạ/ha
Vụ đông năm 2014, thị xã Bắc Kạn đã trồng thử nghiệm 10ha giống khoai tây Solara tại xã Huyền Tụng. Qua 3 tháng trồng, chăm sóc, mô hình trồng khoai tây đã cho thu hoạch, năng suất ước đạt 120 tạ/ha.
Mô hình được triển khai tại các thôn: Bản Cạu, Chí Lèn, Tổng Nẻng và Bản Vẻn Ngoài với 68 hộ dân tham gia. Tham gia mô hình người dân được hỗ trợ 100% về giống, 50% vật tư, được hướng dẫn kỹ thuật.
Qua đánh giá của cơ quan chuyên môn, giống khoai tây Solara phát triển nhanh, ra tia củ sớm, có khả năng chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt như sương mù kèm theo mưa phùn, thời gian sinh trưởng từ 85 đến 90 ngày. Về hiệu quả kinh tế, với năng suất 120 tạ/ha thì cứ 1ha sau khi trừ chi phí người trồng có thể thu lãi khoảng 34 triệu đồng/vụ.
Với thành công bước đầu mô hình sản xuất sử dụng giống khoai tây Solara đã mang lại hiệu quả kinh tế khá, tạo tiền đề cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Thông qua mô hình còn góp phần nâng cao trình độ canh tác của bà con khi tiếp nhận các loại giống mới trong sản xuất.
Related news
Tuần trước, 12 nước châu Á - Thái Bình Dương, gồm Australia, New Zealand, Mỹ, Peru, Chile, Mexico, Canada, Singapore, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Nhật Bản, đã nhất trí thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Trong báo cáo Viễn cảnh Lúa gạo tháng 10, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2015 đạt khoảng 42,4 triệu tấn, giảm 2% so với 43,2 triệu tấn năm 2014, nhưng không đổi so với dự báo tháng trước.
Phúc bồn tử, dâu New Zealand... được trồng tại Việt Nam có giá chỉ bằng phân nửa so với hàng ngoại nhập đang được người tiêu dùng đón nhận.
Hôm nay (17/10), giá cà phê tại thị trường Việt Nam và thế giới đều giảm mạnh. Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 giảm mạnh 54 USD/tấn hay -3,24% xuống còn 1.613 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng giảm 42 - 43 USD/tấn.
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới cho biết đã xây dựng một cuốn cẩm nang phát triển sản phẩm tín dụng nông nghiệp để Việt Nam có thể vận dụng nhằm mở rộng dịch vụ cung cấp tài chính cho các hộ nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp.