Mô Hình Trồng Bầu Trên Đất Ruộng Có Hiệu Quả Kinh Tế
Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.
Hộ anh Phạm Văn Lên ở ấp I, xã Châu Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) trước đây trồng lúa hiệu quả không cao vì lúa không có giá và chi phí đầu vào tăng nên anh quyết định chuyển 1.600 m2 đất ruộng sang trồng bầu. Nhờ siêng năng, biết áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nên sau gần 2 tháng chăm sóc bầu phát triển tốt, mỗi dây cho khoảng 30 đến 40 trái, được thương lái mua với giá 3.500 đồng/kg, đến nay anh đã thu hoạch được gần 8 tấn, dự kiến đến hết tháng 12 này anh sẽ thu hoạch thêm hơn 2 tấn trái nữa, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận cũng khá hấp dẫn.
Anh Lên cho biết: “Tôi có một công đất nên không đủ sống, làm lúa giá cả bấp bênh quá, có năm nước mặn xâm nhập còn bị thất mùa. Thấy vậy tôi lên liếp trồng hoa màu luôn tới bây giờ, sau khi trừ hết chi phí 1 vụ cũng lãi được 30 - 40 triệu đồng”.
Ở xã Châu Khánh hiện nay mô hình trồng bầu là hiệu quả nhất, do ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, thời gian sinh trưởng ngắn lại thu hoạch kéo dài hơn 2 tháng và ít người trồng, khi thu hoạch ít cạnh tranh với các loại màu khác nên có giá cao và được thị trường ưu chuộng.
So với trồng lúa, trồng bầu cho lợi nhuận cao gấp 5 – 7 lần, nhờ vậy mà gia đình anh Lên đã có cuộc sống no ấm. Ông Quách Chói – Phó Ban nhân dân ấp I cho biết: “Anh Lên trồng bầu dưới chân ruộng được hơn một công, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất, từ đó đã giúp anh vươn lên để thoát nghèo. Qua mô hình của anh, bà con xung quanh có học hỏi làm theo và cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao”.
Ông Nguyễn Văn Đương – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Khánh cho biết: “Hiện nay cây bầu cho thu nhập cao gấp 5 – 7 lần so với trồng lúa. Vì thế, Hội Nông dân định hướng nhân rộng mô hình này để tái cơ cấu về mùa vụ, đồng thời vận động bà con đưa màu xuống chân ruộng để tạo công ăn việc làm tại địa phương”.
Thành công của mô hình trồng bầu trên đất ruộng cho thấy nếu nông dân biết cách trồng theo mùa vụ thích hợp, đáp ứng được nhu cầu thị trường thì hiệu quả mang lại sẽ rất khả quan, góp phần trong phát triển kinh tế gia đình và thực hiện tốt công tác giảm nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Vụ mùa năm nay, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp 20 ha giống lúa lai Syn 6 tại xã Nham Sơn.
Câu hỏi niên vụ mía đường năm nay đắng hay ngọt vẫn còn là ẩn số. Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết: Quyết tâm của Hiệp hội cũng như đảng bộ, chính quyền các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là làm sao không để nông dân bị thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất mía.
Từ cây bưởi tổ, nhiều năm nay, giống bưởi Quế Dương đã ăn sâu bén rễ ở vùng đất xã Cát Quế, huyện Hoài Đức (Hà Nội) với diện tích ngày một tăng, trở thành cây ăn quả có thế mạnh.
Theo các cơ quan chuyên môn, sau nhiều năm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, hiện nay, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 36.676 ha, tăng 2,97% so với cùng kỳ.
Khi mới lập gia đình, anh được bên vợ cho 2.400 m2 đất sản xuất. Lúc đầu trồng lúa nhưng do thu nhập thấp nên anh chuyển sang trồng cây màu. Nhờ “có tay” trồng màu, nên anh mạnh dạn thuê 1,5 ha đất, mỗi năm trồng 4 vụ màu, chủ yếu là dưa leo và khổ qua. Nhờ được chăm sóc tốt nên các vụ rau màu đều cho năng suất cao và bán có giá.