Mô Hình Tôm - Cua - Cá - Lúa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.
Theo đánh giá của Phòng NN&PTNN huyện Hồng Dân, từ khi thực hiện mô hình tôm - cua - cá - lúa, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những nông dân áp dụng mô hình này hàng năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Điều đáng nói là nông dân có thu nhập ổn định quanh năm, chứ không như trước kia hết mùa lúa là xem như bị “đứt” nguồn thu nhập.
Ông Tăng Bình (ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) cho biết: “Lúc trước, gia đình tôi sản xuất theo hình thức độc canh cây lúa. Do đất ở đây nhiễm phèn nên lúa không đạt năng suất, đời sống rất khó khăn! Nhưng từ khi chuyển sang nuôi nuôi tôm - cua - cá kết hợp với trồng lúa thì gia đình tôi có của ăn, của để. Mỗi năm tôi làm 1 vụ lúa, đồng thời nuôi thêm tôm - cua - cá. Sau khi trừ chi phí, bình quân gia đình tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm”.
Nhờ phát huy thế mạnh đa canh, đa con trên cùng diện tích đất sản xuất mà đời sống người dân huyện Hồng Dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Kinh tế phát triển, người dân có điều kiện xây những ngôi nhà khang trang và mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Ông Trần Văn Hài (ấp Phước Hòa, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) phấn khởi nói: “Hiện tại, người dân ở đây sống thoải mái lắm! Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất kết hợp mà nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững. Năm nay, tôi tiếp tục sản xuất theo mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa. Bởi, mô hình này tiết kiệm được chi phí mà cho lợi nhuận kinh tế cao”.
Từ hiệu quả kinh tế mang lại của mô hình tôm - cua - cá - lúa, thiết nghĩ, địa phương và các ngành chức năng cần nhân rộng mô hình để nông dân áp dung.
Có thể bạn quan tâm

Từ sáng sớm ngày hôm qua, nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn phường An Phú (TP.Tam Kỳ) bắt đầu thả tôm giống vào ao và tiến hành kiểm tra môi trường nước. Ông Đỗ Văn Lành (khối phố Phú Sơn, phường An Phú) cho biết: “Điều kiện sinh trưởng, phát triển của tôm thẻ chân trắng rất khác các loài nhuyễn thể, giáp xác khác và cá nuôi.

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.