Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tôm - Cua - Cá - Lúa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo

Mô Hình Tôm - Cua - Cá - Lúa Giúp Nông Dân Thoát Nghèo
Publish date: Thursday. August 29th, 2013

Hiện nay, mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa được nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) áp dụng rộng rãi do hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất độc canh cây lúa. Theo đó, đời sống của nông dân được nâng lên, nhiều hộ có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Theo đánh giá của Phòng NN&PTNN huyện Hồng Dân, từ khi thực hiện mô hình tôm - cua - cá - lúa, nhiều hộ đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những nông dân áp dụng mô hình này hàng năm thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Điều đáng nói là nông dân có thu nhập ổn định quanh năm, chứ không như trước kia hết mùa lúa là xem như bị “đứt” nguồn thu nhập.

Ông Tăng Bình (ấp Cỏ Thum, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân) cho biết: “Lúc trước, gia đình tôi sản xuất theo hình thức độc canh cây lúa. Do đất ở đây nhiễm phèn nên lúa không đạt năng suất, đời sống rất khó khăn! Nhưng từ khi chuyển sang nuôi nuôi tôm - cua - cá kết hợp với trồng lúa thì gia đình tôi có của ăn, của để. Mỗi năm tôi làm 1 vụ lúa, đồng thời nuôi thêm tôm - cua - cá. Sau khi trừ chi phí, bình quân gia đình tôi thu lãi hơn 200 triệu đồng/năm”.

Nhờ phát huy thế mạnh đa canh, đa con trên cùng diện tích đất sản xuất mà đời sống người dân huyện Hồng Dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần. Kinh tế phát triển, người dân có điều kiện xây những ngôi nhà khang trang và mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ đó, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và làm thay đổi diện mạo nông thôn.

Ông Trần Văn Hài (ấp Phước Hòa, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân) phấn khởi nói: “Hiện tại, người dân ở đây sống thoải mái lắm! Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình sản xuất kết hợp mà nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững. Năm nay, tôi tiếp tục sản xuất theo mô hình kết hợp tôm - cua - cá - lúa. Bởi, mô hình này tiết kiệm được chi phí mà cho lợi nhuận kinh tế cao”.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại của mô hình tôm - cua - cá - lúa, thiết nghĩ, địa phương và các ngành chức năng cần nhân rộng mô hình để nông dân áp dung.


Related news

Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm Nuôi Lợn Rừng, Thu Hơn 200 Triệu Đồng/năm

Những người làm công tác đoàn ở huyện Lục Nam (Bắc Giang) ai cũng biết chàng thanh niên Nguyễn Thế Thương, Bí thư Đoàn xã Trường Sơn, một người vừa ham mê công tác xã hội, vừa làm kinh tế giỏi.

Tuesday. February 11th, 2014
Chuyển Hướng Sản Xuất Để Làm Giàu Chuyển Hướng Sản Xuất Để Làm Giàu

Ông Nguyễn Đình Lộc (thôn 3, xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Lâm Đồng) đang sở hữu gần 5.000m2 cà phê robusta cho năng suất cao (bình quân khoảng 5 tạ/sào), hàng năm mang về thu nhập cho gia đình trăm triệu đồng.

Tuesday. February 11th, 2014
Phấn Đấu Phát Triển Đàn Gia Súc, Gia Cầm Gần 3 Triệu Con Phấn Đấu Phát Triển Đàn Gia Súc, Gia Cầm Gần 3 Triệu Con

Theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, năm 2014, toàn tỉnh sẽ phát triển đàn gia súc, gia cầm gần 3 triệu con. Trong đó, đàn heo sẽ phát triển với số lượng 230.000 con; gia cầm 2,6 triệu con; đàn trâu, bò, dê đạt 6.200 con...

Tuesday. February 11th, 2014
Khá Giả Nhờ Nuôi Cút Khá Giả Nhờ Nuôi Cút

Nói đến mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Hòa Hiệp Bắc (Đông Hòa - Phú Yên), nhiều người nhắc đến tinh thần và ý chí vượt khó của vợ chồng anh Lê Kim Thịnh. Việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật nuôi cút sau hơn 4 năm (2009 đến nay), không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn vươn lên khấm khá.

Tuesday. February 11th, 2014
Khởi Nghiệp Từ 3 Sào Đất Và 2 Con Bò Sữa Khởi Nghiệp Từ 3 Sào Đất Và 2 Con Bò Sữa

Anh Tùng cho biết: Anh bắt đầu với nghề nuôi bò thịt từ năm 1998, sau đó, nhận thấy thời gian quay vòng vốn chậm và lâu cho thu lãi nên đến năm 2000, anh quyết định bán hết đàn bò thịt để chuyển sang nuôi bò sữa. Với số tiền bán đàn bò được 24 triệu đồng, anh sang tỉnh Long An mua 2 con bò sữa giống với giá 22 triệu đồng. Sau đó, anh tiếp tục mua thêm một con nữa.

Tuesday. February 11th, 2014