Mô Hình Thâm Canh Đậu Phụng Có Hiệu Quả
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
Kết quả ở vụ ĐX, trên CĐML 50 ha ở xã Cát Hiệp sử dụng 3 công thức bón phân, gồm: phân hữu cơ mụn dừa và sản phẩm Wegh; bón phân đơn và sản phẩm Wegh; bón phân hỗn hợp và sản phẩm Wegh, năng suất đậu phụng thu được ở cả 3 công thức đạt 38,9 đến 40 tạ/ha, tổng thu 85,5 - 88 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lãi từ 53 - 55 triệu đồng/ha, tăng hơn 11 - 14 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Ở vụ Thu 2014, trên diện tích 38 ha tại xã Cát Hải, sử dụng 2 công thức gồm: bón phân hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí; bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí. Kết quả, trên diện tích bón hỗn hợp và sản phẩm Hợp Trí, năng suất đạt trên 37,4 tạ /ha, tăng hơn 8,9 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 20 triệu đồng/ha so với đối chứng (so với MH ở Cát Hiệp, chi phí sản xuất ít hơn, giá đậu tại thời điểm cao hơn).
Trên diện tích bón phân đơn không sử dụng sản phẩm Hợp Trí, năng suất trên 32 tạ/ha, tăng hơn 3,4 tạ/ha, lợi nhuận tăng hơn 5,9 triệu đồng/ha so với đối chứng.
Từ kết quả trên cho thấy, trong 5 công thức bón phân, công thức bón hỗn hợp kết hợp sử dụng sản phẩm Hợp Trí mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Ông Phan Sĩ Hùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, cho biết: Phù Cát có diện tích sản xuất đậu phụng khoảng 3.500 ha/năm (sản xuất cả 3 vụ), là loại cây trồng nhiều thứ 2 sau cây lúa. Từ vụ ĐX 2014 - 2015, huyện sẽ tổ chức tập huấn quy trình canh tác cây đậu phụng theo hướng thâm canh để nông dân nắm bắt ứng dụng trên toàn huyện.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=31676
Có thể bạn quan tâm
Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.
Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.
Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Đồng Tháp có lợi thế về sản xuất nông nghiệp. Từ đó đã hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, an toàn, chính quyền các địa phương và nông dân cũng đã năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hình thành được chuỗi khép kín thông qua mối liên kết “4 nhà”.
Năng suất lúa bình quân đạt 57,3 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng tăng 1,1%; so với năm 2013. Cây bắp năng suất ước đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 57.746 tấn. So với kế hoạch, năng suất tăng 3,4%, sản lượng tăng 2,1%. Các loại cây trồng ngắn ngày, cây chủ lực như mía và mì đều tăng trưởng đạt kế hoạch về diện tích, sản lượng.