Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Vườn Cây Bạc Tỉ

Những Vườn Cây Bạc Tỉ
Ngày đăng: 09/06/2014

Vài năm trở lại đây, bà con nhà vườn “hốt bạc” khi cây cam xoàn đột phá khẳng định giá trị kinh tế.

Khẳng định giá trị từ thực tế

Trong khi nhiều người đang đau đầu với bài toán trồng - chặt thì ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nhiều người phất lên và trở thành tỉ phú nhờ cây cam xoàn. Trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Văn Đen (Sáu Đen - PV) ở ấp 2 của địa phương này.

Vụ vừa qua, vườn cam xoàn của ông thu được gần 30 tấn trái/ha. Thương lái tìm đến tận vườn mua với giá 37.000 đồng/kg, thu nhập cũng trên 1 tỉ đồng.

Đây là con số ước mơ của nhiều nhà vườn. Tuy nhiên, để có được kết quả trên cần trải qua một quá trình dài tính toán và thực hiện. Ông Sáu Đen chia sẻ: “Nhà có đất ít quá, lúa thu hoạch chỉ đủ ăn chứ không bán buôn gì được. Trong khi đó, vườn tạp cũng khá nhiều nhưng còn manh mún.

Tôi đánh bạo lên liếp trồng cam xoàn với suy nghĩ đơn giản, trồng cây ăn trái sẽ “khỏe” hơn trồng lúa. Đặc điểm của cam xoàn là trái tròn, ít hột, thơm ngon và ngọt nhất trong tất cả các loại cam. Chính từ ưu điểm này mà hiện nay cam xoàn rất hút hàng nên tôi đã chọn giống cây trồng này khởi nghiệp”.

Theo ông Sáu Đen, cụm từ “thừa hàng dội chợ” không xuất hiện ở cây cam xoàn trong vài năm gần đây vì giá cam loại I luôn giữ mức 32.000-37.000 đồng/kg, có thời điểm hiếm hàng giá cam lên đến 47.000 đồng/kg. Chính tín hiệu lạc quan từ thị trường đã đem lại thu nhập ngất ngưởng cho nhiều nhà vườn.

Tuy nhiên, cái khó của việc trồng cam xoàn là ở giai đoạn đầu, chăm sóc cây làm sao cho khỏe mạnh tạo đà cho các năm sau. Một việc nữa là mùa nghịch cam xoàn khó cho trái, đòi hỏi nhà vườn phải có kỹ thuật cao trong việc xử lý cho cây ra hoa nhưng bù lại giá cả của vụ nghịch thường cao và ổn định hơn nhiều so với cho trái chính vụ. Chính vì sự quyết tâm ấy, ông Sáu Đen đã phát triển vườn cây và thu lại lợi nhuận rất lớn.

Giống như ông Sáu Đen, ông Hồ Văn Vinh, ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy) cho biết: “Trước đó, vùng Vị Thủy ít ai trồng nên tôi là người tiên phong. Đôi khi gặp thất bại cũng đâu biết hỏi ai, thành ra tôi phải tự rút kinh nghiệm. Lâu dần sẽ có kỹ thuật và phát triển vườn cây và hiện tại đã được 5 công cam xoàn (5.000m2), mỗi vụ gia đình tôi cũng đút túi trên 300-400 triệu đồng”.

Cơ hội và thách thức

Vài năm trở lại đây, cây cam xoàn đã được nhiều người chú ý bởi giá trị kinh tế mang lại khá cao. Do vậy, nhiều nhà vườn đang có ý định chuyển các loại cây trồng khác sang trồng cam xoàn.

Hiện nay, người tiêu dùng đã ý thức lựa chọn nông sản Việt. Tuy nhiên, thị trường cũng đòi hỏi những tiêu chuẩn mới về chất lượng và an toàn vệ sinh. Song, cùng với tiến trình hội nhập, các sản phẩm trong nước không những cạnh tranh với nhau mà còn cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Chính sự đòi hỏi ngày càng gắt gao của thị trường vừa là điểm tựa vững chắc vừa là thách thức đòi hỏi người trồng cây ăn trái cần phải thay đổi tư duy canh tác, nhất là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mang hàm lượng chất xám cao. Do đó, để tăng khả năng cạnh tranh, bảo đảm người tiêu dùng tín nhiệm thì việc sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP (VietGAP, GlobalGAP) là cần thiết.

Ông Châu Bá Tòng ở ấp 2, xã Long Trị (Long Mỹ) cho biết: “Nhân tố tạo nên giá trị cho vườn cam ngoài thị trường ra còn là sự thuận lợi của điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cộng với kinh nghiệm nhưng chọn giống cây là điều kiện tiên quyết. Trong khi các vườn cam khác phải trồng 3 năm mới cho trái thì vườn cam nhà tôi chỉ cần 2 năm.

Việc rút ngắn thời gian không phụ thuộc vào lượng phân bón hóa học mà do lựa chọn cây giống tốt cùng với áp dụng các biện pháp sinh học như bón phân chuồng, vun gốc bằng đất phù sa sông. Khi bước đệm đầu tiên đã có thì người trồng sẽ thu về giá trị kinh tế tương xứng”.

Không thể phủ nhận hiệu quả kinh tế mà cam xoàn đang mang lại, song việc phát triển diện tích trồng cam cần được ngành chức năng quy hoạch, tránh tình trạng ồ ạt. Đặc biệt, các nhà vườn cần chọn những loại cây giống uy tín, chất lượng để duy trì chất lượng và hạn chế các loại dịch bệnh…

Xã Long Trị, huyện Long Mỹ có diện tích vườn cam khoảng 50ha, phần lớn là cam xoàn và tập trung nhiều nhất ở ấp 1, 2. Sản lượng cam xoàn trung bình đạt 24 tấn/ha/năm, lợi nhuận khoảng 600-700 triệu đồng/năm.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch “Cầu Cứu” Hàng Chục Hộ Dân Nuôi Ếch “Cầu Cứu”

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

20/08/2013
Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen Điêu Đứng Vì Nuôi Chồn Nhung Đen

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề

18/07/2013
Thử Nghiệm Với Những Loại Nấm Mới Thử Nghiệm Với Những Loại Nấm Mới

Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.

20/08/2013
Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân Lại Gây Hại Cho Người Nông Dân

Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.

18/07/2013
Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh Nguy Cơ Lây Nhiễm Dịch Bệnh Từ Dịch Vụ Tắm Lợn Trên QL 1A Ở Hà Tĩnh

Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.

28/03/2013